Khác với câu chuyện tình táo bạo của Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa, nhà Trần còn một chuyện tình nổi tiếng khác thuộc về Trần Thánh Tông và Thiên Cảm Hoàng hậu.
Được mọi người biết đến với mối tình “ăn cơm trước kẻng”, câu chuyện tình nhà Trần này không chỉ là thiên sử về tình yêu mà còn là biểu tượng cho lòng dũng cảm và sự trung thành giữa những thử thách khắc nghiệt nhất.
Mối oan tình này xuất phát từ cuộc đổi ngôi hoàng hậu chấn động do Trần Thủ Độ sắp đặt khi ông đã ép vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh)phải phế bỏ Lý Chiêu Hoàng vì cả hai sau nhiều năm chung sống nhưng không thể có thêm con (con đầu lòng của cả hai bị mất trước đó). Người được chọn thay thế là Thuận Thiên công chúa là vợ của An Sinh vương Trần Liễu, thậm chí lúc đó Thuận Thiên còn đang mangtrong bụng thai nhi 3 tháng là con với Trần Liễu. Tất cả điều này đã tạo nên những rạn nứt trong nội bộ của triều Trần.
Sau vụ đổi ngôi hậu chấn động do Trần Thủ Độ dàn xếp, trong nội bộ triều Trần đã có những rạn nứt. An Sinh vương Trần Liễu, người đã từng làm loạn ở sông Cái vì bị ép nhường vợ cho em, đến hết đời vẫn mang hận, thậm chí còn dặn dò con trai phải rửa thù cho cha. Nhưng chính ông không bao giờ lường được rằng, các con của mình không những không phạm phải điều bất nghĩa mà còn chủ động gắn kết hai nhánh hoàng gia, trong đó có Thiên Cảm Hoàng hậu – sợi dây nối giữa nhà vua và dòng tộc của “kẻ phản nghịch” xưa.
Trần Thánh Tông (1240-1290), tên húy là Trần Hoảng, là con trai thứ của vua Trần Thái Tông và Thuận Thiên Hoàng hậu. Ông được biết đến là một vị vua anh minh, có tầm nhìn xa trông rộng và là một người có tâm hồn nghệ sĩ, yêu thích thơ ca và triết học. Năm 1258, Trần Hoảng được vua cha truyền ngôi và trở thành vị vua thứ hai của triều đại nhà Trần.
Thiên Cảm Hoàng hậu có xuất thân cao quý, là con gái An Sinh vương Trần Liễu và là cháu gọi Trần Thái Tông bằng chú. Năm 1237, Thuận Thiên Công chúa (tức chính thất của cha bà Thiên Cảm) bị đưa vào hậu cung thay cho em là Chiêu Thánh Hoàng hậu. Trần Liễu phẫn uất họp quân nổi dậy, nhưng sau hai tuần đành ra hàng rồi bị biếm ra Yên Sinh. Bà và các anh chị em đều bị giữ lại ở Thăng Long và phải nương nhờ Thụy Bà công chúa, có lẽ là như những “con tin” của triều đình để ngăn cha họ tạo phản lần nữa.
Và trong chính những ngày tháng đó, bà đã gặp Thái tử Trần Hoảng “dáng người hòa nhã, khôi ngô, có nhã lượng”, là người được lựa chọn để trở thành Hoàng đế Đại Việt sau này. Trai tài gái sắc cảm nhau là thường, nhưng bà lại là con gái của kẻ có tư thù với triều đình, hơn nữa lại không phải đích nữ, sẽ không bao giờ được chọn để làm Hoàng hậu tương lai.
Tuy nhiên, vì địa vị và trách nhiệm của mình, tình yêu của họ được cả hai giữ kín. Trần Thánh Tông, dù là hoàng tử, nhưng vẫn phải tuân thủ những quy tắc nghiêm ngặt của triều đình. Thiên Cảm Hoàng hậu cũng ý thức được rằng tình yêu giữa họ sẽ gặp nhiều trở ngại. Vì bà cũng là con gái của kẻ có tư thù với triều đình, hơn nữa lại không phải là đích nữ, nên sẽ không bao giờ được chọn để làm Hoàng hậu tương lai.
Thế nhưng tình yêu của họ đã vượt lên trên những định kiến, lời dị nghị và cả oán hận năm xưa. Vào thời điểm tình yêu sâu đậm giữa Trần Thánh Tông và Thiên Cảm Hoàng hậu không thể che giấu nữa. Vậy nên một sự kiện quan trọng không chính thức trong lịch sử đã diễn ra đó là việc cả hai đã “ăn cơm trước kẻng”, tức là có con trước khi chính thức kết hôn.
Tranh: Gấu mèo cận thị
Ngày 11 tháng 11 cùng năm, bà hạ sinh Hoàng trưởng tử Trần Khâm. Dựa vào các mốc thời gian trên, có thể thấy bà đã được sủng hạnh trước cả khi được sách phong, và chính cái thai trong bụng mới là thứ giúp bà lấy được vua. Nhìn theo quan điểm ngày nay thì đây quả là một chuyện tình táo bạo, và hai người đã biết đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân của mình.
Thiên Cảm Hoàng hậu đã chứng minh rằng tình yêu thực sự có thể hóa giải mọi hận thù và vượt qua mọi rào cản. Sự hy sinh và lòng bao dung của bà không chỉ giúp bà và Trần Thánh Tông có được một cuộc sống hạnh phúc mà còn góp phần củng cố sự ổn định và thịnh vượng cho triều đại nhà Trần.
Cuộc hôn nhân của Thiên Cảm Hoàng hậu và Thánh Tông có ý nghĩa rất lớn về mặt chính trị, đã góp phần làm xói mòn những xích mích để rồi sau này chính anh trai bà là Trần Quốc Tuấn đã đánh đổ nó, tạo tiền đề cho sức mạnh của dòng họ Đông A trước vó ngựa Nguyên – Mông.
Sau khi trở thành hoàng hậu, Thiên Cảm Hoàng hậu luôn sát cánh bên cạnh Trần Thánh Tông, hỗ trợ ông trong việc trị vì đất nước. Họ đã cùng nhau vượt qua nhiều thử thách và sóng gió, nhưng tình yêu và lòng trung thành giữa họ vẫn luôn vững bền. Thiên Cảm Hoàng hậu không chỉ là người bạn đời mà còn là một người bạn tâm giao, một cố vấn đáng tin cậy cho Trần Thánh Tông.
Nguồn: The Millennials Life, Chuyện Hậu cung
Để tăng cường và nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, một gameshow mới mang tên “Sức nước ngàn năm” sắp lên sóng VTV.
MC Nguyên Khang quyết định làm mới hình ảnh và lần đầu tiên thử sức mình trong một chương trình về pháp luật phát sóng trên VTV.
Sáng tạo Việt – gameshow công nghệ thú vị trên sóng VTV
Với những đam mê và sáng tạo không ngừng, Smartschool luôn nỗ lực đóng góp hiệu quả cho hành trình vươn tới thành công và sự phát triển chung của toàn xã hội.
Chiều ngày 22/12/2023, Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop xin ý kiến góp ý, đồng thời hướng dẫn thầy cô cách khai thác triệt để hệ thống thư viện học liệu điện tử
Với tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng và mất gần 5 năm chuẩn bị, tháng 2/2019 Điện Kiến Trung được bắt đầu trùng tu cho đến đầu năm 2024 mới hoàn tất và mở cửa.
Một trong những nét đặc trưng nổi bật của lối kiến trúc thời Lý Trần còn được lưu trữ tới ngày nay chính là những dấu vết về những bộ mái ngói mang phong cách riêng biệt với độ hoàn thiện và thẩm mỹ cao.
Sáng ngày 6/4/2018, Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô lần thứ IV đã chính thức khai mạc tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ với chủ đề “Giáo dục thông minh trong thời kì hội nhập quốc tế”.