Có hay không sự tồn tại của giáp trụ Việt Nam thời phong kiến?

Một đất nước có nhiều cuộc chiến tranh, nhất là chiến tranh chống xâm lược phương Bắc, như Việt Nam tất yếu khoa binh khí và võ nghệ phải phát triển, trong đó có áo giáp bộ binh, tuy nhiên cho đến nay chúng ta rất khó tìm thấy một bộ áo giáp phong kiến nguyên vẹn.

Khi nhắc về trang phục của người Việt thời phong kiến, ngày nay nhiều người vẫn còn lầm tưởng đó là trang phục của người Trung Quốc. Đi kèm với đó là những định kiến đối với văn hóa dân tộc – những gì mà chúng ta vẫn đang đi trên con đường tìm kiếm và phục dựng. Giáp trụ - áo giáp và mũ trụ của quân đội phong kiến Việt Nam từng được nhiều người cho là không tồn tại với nhiều lý do như: thời tiết Việt Nam quá nóng để sử dụng, hay Việt Nam chỉ cởi trần đóng khố để ra trận.

Ngày nay, do tư liệu về trang phục quân đội nước ta còn lại rất ít và cũng chưa có nhiều phát hiện mới, chúng ta chưa có sự phân biệt rõ giữa loại của lính cấp thấp với tướng lĩnh, lính hạng nặng với hạng nhẹ, giữa các binh chủng với nhau. Tuy nhiên dựa vào các ghi chép lịch sử chúng ta vẫn có thể hình dung và phỏng đoán nhiều đặc điểm của giáp trụ Việt Nam thời kỳ phong kiến.

Ảnh: Pinterest Lê Nguyên Dũng

Các loại giáp trụ chỉ được trang bị cho tướng lĩnh và một số đội quân tinh nhuệ, vào năm 974 vua Đinh Tiên Hoàng định ra Thập đạo quân, lệnh cho binh lính các đạo đều đội mũ Tứ Phương Bình Đính, mũ này được mô tả là "làm bằng da, đỉnh mũ phẳng, bốn bên khâu giáp lại, trên hẹp, dưới rộng", kiểu dáng mũ này đến thời Hậu Lê vẫn còn dùng, chiếc mũ này được sử dụng trong thời gian khá dài, từ nhà Lý đến nhà Hậu Lê và được xem là một loại mũ quân trang.

Sử nhà Tống cho biết vào năm 981, nhà Tống chiến thắng An Nam và thu hàng vạn bộ áo giáp làm chiến lợi phẩm. Trong giai đoạn tiền Lý và nhà Lý sau này áo giáp và mũ trụ đã được trang bị cho quân đội. Tống sử có chép: "Trận chiến giữa Tống và Đại Cồ Việt năm 981, quân Tống chiến thắng và thu được 200 chiến thuyền cùng 1 vạn bộ giáp trụ của Đại Cồ Việt". Sách Toàn thư cũng ghi lại: "Mùa xuân năm 1002, vua Lê Đại Hành xuống chiếu chế tạo hàng nghìn mũ trụ cho sáu quân". Áo giáp được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Vật liệu được biết đến nhiều hơn là sắt và da. Lãnh binh Nguyễn Nộn mặc một bộ đồ bằng sắt nhưng đã không bảo vệ được ông khỏi một cú đâm vào lưng.

Nguồn: Pinterest Lê Nguyên Dũng

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản Kỷ chép tướng Hồ Tùng đời Trần khi đi đánh Chiêm Thành “gặp khi nước lũ, tướng sĩ ở giữa đường hết lượng đến 3 ngày, phải nướng cả áo giáp bằng da để ăn”. Như vậy chứng tỏ đoàn quân phải có rất nhiều áo giáp để tất cả có thể ăn đủ trong 3 ngày. Thời Lê Thánh Tông, trong cả dân gian cũng sẵn áo giáp đến mức nhà vua phải ra lệnh cấm “Những thứ áo giáp, mũ trụ là để cho khí thế quân đội trang nghiêm. Nay chợ búa dân gian có nhiều người bán, nên cấm hẳn đi”.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư năm 1285 ghi chép : Quan quân giao chiến với quân Nguyên ở Hàm Tử Quan, các quân đều có mặt, riêng quân của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật có người Tống , mặc áo kiểu Tống , cầm cung tên chiến đấu. Thượng hoàng sợ các quân có thể không phân biệt được, sai người dụ rằng : Ấy là quân Thát của Chiêu Văn Vương, phải nhận cho kỹ ! chừng vì người Tống và người Thát tiếng nói và trang phục tương tự

Qua đoạn ghi chép trên có thể luận ra rằng quân trang quân phục thời Trần đã có sự khác biệt rất lớn so với quân phục Tống – Nguyên khi đó.

Tư liệu gần với thực tế nhất hiện nay ta có về giáp trụ đời Trần là pho tượng Kim Cương tìm thấy tại di tích Bảo Tháp thời Trần (Xã Thắng Lợi, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh)

Hình ảnh pho tượng Kim Cương tìm thấy tại di tích Bảo Tháp

 

Tượng võ sĩ đội Hổ Quan thời Trần trong Bảo tàng lịch sử Việt Nam

Mũ Hổ Quan là loại mũ ra đời vào thời Nam – Bắc Triều phổ biến tới thời Đường lọi mũ này ra đời bắt nguồn từ điển tích về đội quân Hổ Bôn (虎賁)

Theo đó khi Chu Vũ Vương phạt Trụ, trong quân của Vũ Vương có lực lượng được gọi là Hổ Bôn gồm các dũng sĩ tinh nhuệ, dũng cảm đã góp phần quan trọng vào chiến thắng của ông, giúp tiêu diệt triều Ân lập ra nhà Chu.

Tượng võ sĩ đội mũ Hổ Quan khai quật tại mộ Uất Trì Kính Đức năm 1972 so sánh với tượng võ sĩ thời Trần.

Qua đó có thể thấy vào thời Trần đã xuất hiện lực lượng quân hổ Bôn hay Hổ Dực, được trang bị giáp nặng và làm mũi xung kích chiến đấu.

Giáp trụ thời Trần được cho là thừa hưởng hầu hết các đặc điểm từ thời Lý.

Phiên bản tượng Kim Cương chùa Long Đọi Sơn tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

2 Bức tượng Kim Cương nguyên bản tại chùa Long Đọi Sơn

Qua các bức tượng trên thì có thể thấy áo giáp thời Lý có dạng thiết kế chính là dạng Minh Quang giáp (明光甲) vốn là dạng giáp khá thịnh hành thời Đường – Tống, điều này cũng không có gì lạ khi mà Đại Cồ Việt cũng như Đại Việt trước đó đã chủ động xin giáp Tống đương thời về để học cách làm.

Về chất liệu, tư liệu văn bản thời Lý Trần đến Lê Trưng Hưng nhắc đến giáp sắt, giáp da và đến thời Nguyễn còn những loại chất liệu kỳ khôi nhưng hiệu nghiệm khác là kén tằm, bông. Chiến binh tầng lớp trên như Nguyễn Nộn (sứ quân cuối thời Lý) có áo giáp sắt để mặc “Nguyễn Nộn thừa thắng đuổi theo đến Pháp Kiều thì bị người Hồng là Đoàn Nghi núp ở dưới cầu cầm cái mác đâm thủng cái áo giáp sắt, Nguyễn Nộn bị thương ở lưng dẫn binh rút lui”. Thời Trần binh sĩ cấp thấp mặc đại trà áo giáp da như đã dẫn ở trên. Thời Lê Trung Hưng, “áo mũ ngoại binh bằng da trâu sơn đỏ. Phàm trấn thủ các xứ và các chợ ở kinh kỳ đều phải nộp 100 tấm da trâu để chế mũ áo cho binh lính”. Tuyệt nhiên không thấy ghi chép nào về áo giáp bằng tre hay gỗ như trên phim ảnh ngày nay vẫn thể hiện. Dẫu sao tre, gỗ cũng là những vật liệu kém bền, dễ nứt dập theo thớ khi bị ngoại lực tác động, không phù hợp làm quân trang lâu dài.

Áo giáp và mũ Tứ phương bình đính được minh họa trong phim Hoạt hình Khát vọng non sông.

Giáp trụ thời Lê Sơ được minh họa trong phim Khát vọng non sông

Ngày nay việc hạn chế trong khảo cổ và phục dựng các trang phục cũng như giáp trụ của người Việt dẫn đến nhiều khó khăn cho các nhà làm phim. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và phục dựng là điều cần thiết để có thể bảo tồn văn hóa dân tộc, không chỉ là giáp trụ mà còn là vũ khí, trang phục,v..v… trong đời sống của người Việt xưa.

Bài viết liên quan
Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Để tăng cường và nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, một gameshow mới mang tên “Sức nước ngàn năm” sắp lên sóng VTV.

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

MC Nguyên Khang quyết định làm mới hình ảnh và lần đầu tiên thử sức mình trong một chương trình về pháp luật phát sóng trên VTV.

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

Sáng tạo Việt – gameshow công nghệ thú vị trên sóng VTV

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Với những đam mê và sáng tạo không ngừng, Smartschool luôn nỗ lực đóng góp hiệu quả cho hành trình vươn tới thành công và sự phát triển chung của toàn xã hội.

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Chiều ngày 22/12/2023, Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop xin ý kiến góp ý, đồng thời hướng dẫn thầy cô cách khai thác triệt để hệ thống thư viện học liệu điện tử

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Với tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng và mất gần 5 năm chuẩn bị, tháng 2/2019 Điện Kiến Trung được bắt đầu trùng tu cho đến đầu năm 2024 mới hoàn tất và mở cửa.

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Một trong những nét đặc trưng nổi bật của lối kiến trúc thời Lý Trần còn được lưu trữ tới ngày nay chính là những dấu vết về những bộ mái ngói mang phong cách riêng biệt với độ hoàn thiện và thẩm mỹ cao.

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Sáng ngày 6/4/2018, Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô lần thứ IV đã chính thức khai mạc tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ với chủ đề “Giáo dục thông minh trong thời kì hội nhập quốc tế”.