Công chúa An Tư (thế kỷ XIII) là một nhân vật lịch sử đặc biệt. Xuất thân quyền quý, bà ban đầu được gả cho giặc để cầu thân, sau kiêm luôn nội gián cho nhà Trần. Khi làm công việc như một "nữ điệp viên" ngày nay, bà nắm giữ nhiều thông tin quan trọng giúp thay đổi cục diện trận chiến. Về sau nhà Trần giành thắng lợi, nhưng sử sách lại không nhắc gì tới công của bà.
An Tư công chúa là con gái út của vua Trần Thái Tông, em gái vua Trần Thánh Tông và là cô ruột của vua Trần Nhân Tông, sống vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIII. Cuộc đời của An Tư công chúa được sử Việt chép rất sơ lược, không rõ cả năm sinh năm mất. Hầu hết các sử sách đều chép bà là công chúa An Tư, duy chỉ có sách Việt sử tiêu án chép là công chúa Thiên Tư.
Trong bản Ngọc phả về Công chúa Quỳnh Trân có viết: "Năm Ất Dậu, giặc Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy phạm vào Vân Đồn, Vạn Kiếp. Vua phải chạy vào Nghệ An. Triều đình bàn nhau định gả nàng cho tướng giặc để cầu thân. Nàng cự tuyệt, vua thương lại cho về chùa, rồi gả công chúa An Tư cho Thoát Hoan. [...]".
Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: "Tháng 2 năm Thiệu Bảo thứ 7 (1285) vua sai người đưa công chúa An Tư (em gái út vua Trần Thánh Tông) đến cho Thoát Hoan là muốn làm thư dãn loạn nước vậy".
Đến Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ chỉ ghi: "Thoát Hoan lên sông Nhĩ Hà, cột liền bè vào làm cầu cho quân qua sông. Quân ta theo hai bên sông lập đồn để cự lại, không được. Ngày đã về chiều, quân giặc qua được sông vào kinh thành, vua sai đưa Công chúa An Tư cho chúng, để thư nạn cho nước".
Những thông tin về công chúa An Tư chỉ dừng đến đó, không có về sau nữa.
Năm 1285, quân Mông Nguyên kéo sang xâm lược nước Đại Việt lần thứ 2. Lúc này thế nước yếu hơn, quân ta gặp nhiều khó khăn và thất bại. Đường cùng vua Trần Thánh Tông Tông đã sai người đưa công chúa An Tư là em gái ông hứa gả cho Thoát Hoan - người được phong làm Trấn Nam Vương dẫn quân sang nước ta, để tạm hòa hoãn tình hình.
Sau khi được gả cho Thoát Hoan, quân ta có thời gian rút lui và chuẩn bị kế hoạch và lực lượng nên giành được thắng lợi. Tuy nhiên những ghi chép về công chúa An Tư kể từ khi được gả đi vì đất nước cũng không còn. Sau này khi giành được thắng lợi, vua Trần đã phong thưởng cho những tướng sĩ có công nhưng tuyệt nhiên không ai nhắc đến công lao người con gái nhỏ bé ấy. Say này cũng không có thêm bất cứ thông tin nào chính cống về cuộc sống cũng như cuộc hôn nhân của công chúa An Tư.
Có một sự trùng hợp lịch sử đáng ngạc nhiên là sau khi công chúa An Tư được dâng Thoát Hoan, thế nước bớt căng thẳng đi nhiều.
Từ tháng 3 năm 1285, thế quân ta bắt đầu lên và từ đó liên tiếp thu được thắng lợi. Sau đó quân Nguyên đại bại, Thoát Hoan phải trốn trong ống đồng về nước. Từ đó về sau số phận nàng công chúa xinh đẹp cũng ‘biệt vô âm tín’, không một tài liệu lịch sử nào còn nhắc đến bà. Công chúa An Tư gần như bị rơi vào quên lãng.
Sách An Nam chí lược của Lê Trắc có đoạn chép: “Trước, Thái tử (chỉ Thoát Hoan) lấy người con gái nhà Trần sinh được hai con”. Phải chăng người con gái ấy là công chúa An Tư. Số phận của bà về sau như thế nào cũng chưa được biết rõ.
Các triều đại sau này đều nhớ ơn mà sắc phong công chúa là thần hộ quốc. Trong các bản sắc phong, có bản đời Tự Đức (1849) của thôn Cao Lãm được dịch từ tiếng Hán đại ý rằng đất Cao Lãm lừng vang vị thần là công chúa triều Trần. Xưa kia, khi giặc Nguyên xâm phạm bờ cõi nước ta, chúng vơ vét sạch của cải cùng các cung nữ.
Khi ấy, công chúa tròn tuổi 15, xinh đẹp rực rỡ, ngài cùng mười cận hầu chạy dọc bờ sông Đáy, tiến về vùng đất Sơn Minh, bị giặc đuổi ép tới thôn Khả Lãm. Không thể chống trả được quân địch, nàng tuẫn tiết để khỏi rơi vào tay giặc. Nơi nàng tử tiết nay chính là thôn Cao Lãm, xã Cao Thành, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
Dân làng thương tiếc lập miếu thờ nàng. Đây cũng là một trong rất nhiều phiên bản sưu tầm được nhằm phần nào "làm rõ" cuộc đời sau này của An Tư công chúa. Dù chưa được rõ rệt và sách sử nào khẳng định nhưng đó cũng giúp người đời sau tạm "yên lòng" khi biết được cái kết của nàng công chúa "lá ngọc cành vàng" phải gả vào tay giặc.
Dù nhà Trần và sử sách có "lãng quên" An Tư công chúa thì sự hy sinh thầm lặng của một nữ trung hào kiệt như nàng vẫn được người đời sau trân trọng và nhớ mãi.
Nguồn: Tổng hợp. Ảnh: Hào khí ngàn năm
Để tăng cường và nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, một gameshow mới mang tên “Sức nước ngàn năm” sắp lên sóng VTV.
MC Nguyên Khang quyết định làm mới hình ảnh và lần đầu tiên thử sức mình trong một chương trình về pháp luật phát sóng trên VTV.
Sáng tạo Việt – gameshow công nghệ thú vị trên sóng VTV
Với những đam mê và sáng tạo không ngừng, Smartschool luôn nỗ lực đóng góp hiệu quả cho hành trình vươn tới thành công và sự phát triển chung của toàn xã hội.
Chiều ngày 22/12/2023, Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop xin ý kiến góp ý, đồng thời hướng dẫn thầy cô cách khai thác triệt để hệ thống thư viện học liệu điện tử
Với tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng và mất gần 5 năm chuẩn bị, tháng 2/2019 Điện Kiến Trung được bắt đầu trùng tu cho đến đầu năm 2024 mới hoàn tất và mở cửa.
Một trong những nét đặc trưng nổi bật của lối kiến trúc thời Lý Trần còn được lưu trữ tới ngày nay chính là những dấu vết về những bộ mái ngói mang phong cách riêng biệt với độ hoàn thiện và thẩm mỹ cao.
Sáng ngày 6/4/2018, Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô lần thứ IV đã chính thức khai mạc tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ với chủ đề “Giáo dục thông minh trong thời kì hội nhập quốc tế”.