Đại Việt và cách ngoại giao khôn khéo trước nhà Nguyên, đối phó với ý đồ xâm lược nước ta lần thứ 2

Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Nguyên lần 1 kết thúc, Thăng Long hoàn toàn giải phóng, vua Trần trở lại kinh đô. Cùng với việc ban thưởng cho những người có công, vua Trần khi đó là Trần Thái Tông đã cho người sang thông hiếu với nhà Tống, đồng thời vua cũng sai Lê Phụ Trần, Chu Bác Lãm sang nhà Nguyên để giao hảo. Sau đó, vào năm 1258, vua Trần thái Tông nhường ngôi cho con là thái tử Hoảng (tức vua Trần Thánh Tông).

 

 

Về phía triều đình phương Bắc: Năm 1260, Qubilai (Khubilai), hay Hốt Tất Liệt hay Hốt Tất Lai giành chiến thắng, lên ngôi Đại Hãn, bắt đầu thời cai trị với một tham vọng, tự tin to lớn. Năm 1264, Hốt Tất Liệt dời thủ đô của Đế chế Mông Cổ mở rộng tới Đại Đô – Bắc Kinh ngày nay, bắt đầu chống lại nhà Nam Tống. Từ năm 1271 – 8 năm trước cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ nhất năm 1258, đã thành lập triều đình phi Hán đầu tiên cai trị toàn bộ Trung Quốc: nhà Nguyên. Năm 1279, Quảng Châu rơi vào tay người Mông Cổ, đánh dấu sự chấm dứt của triều Nam Tống và bắt đầu của một nước Trung Quốc Mông Cổ.

 

 

Theo Cương Mục:

 

Tháng 6 năm 1261, mùa hạ. Sứ thần nước Mông Cổ sang.

 

Trước đây, Hiến Tông nước Mông Cổ sai Nạp Thích Đinh sang dụ nhà vua rằng: “Ngày trước nước Mông Cổ sai sứ sang thông hiếu, thì sứ thần bị bắt không được trở về, vì thế mới có cuộc hành quân năm trước (tức cuộc xâm lược lần thứ nhất năm 1258); đến khi sai hai sứ thần sang chiêu an, lại bị trói đưa trả lại, nay đặc phái sứ thần sang hiểu dụ một lần nữa, nếu quyết lòng xin phụ thuộc vào Trung Quốc thì vua phải thân hành sang chầu”. Nhà vua tiếp được thư, trả lời rằng: “Đợi khi nào có chiếu chỉ của Thiên tử (tức nhà Nguyên), lúc ấy sẽ cho ngay con sang làm con tin”. Đến đây, Thế Tổ nước Mông Cổ mới lên ngôi, lại sang Lễ bộ lang trung là Mạnh Giáp, Viên ngoại lang là Lý Văn Tuấn sang dụ rằng: “Quan lại, sĩ thứ nước An Nam, phàm áo mũ lễ nghĩ đều được theo chế độ cũ nước mình. Trung Triều (Trung Quốc) đã hạ lệnh răn bảo quan lại ở ngoài biên giới không được thiện tiện đem quân xâm nhiễu, vậy hai bên đều nên giữ việc trị an như cũ” (tr.468)

 

Khi bọn Mạnh Giáp đã đến nơi, nhà vua ban yến ở cung Thánh Từ. 

 

Sau nhà vua sai viên Thông thị đại phu là Trần Phụng Công, viên ký ban các vệ là Nguyễn Thám và Viên ngoại lang là Nguyễn Diễn sang Mông Cổ đáp lễ, vua Mông Cổ ban sách phong và cho ba súc gấm tây cẩm, sáu súc gấm vàng. Lại định lệ ba năm một lần sang cống kể bắt đầu từ năm 1263 và bắt phải tuyển những học trò, thầy thuốc, thầy số, thầy bói và các thợ, mỗi hạng ba người cùng với trầm hương, tê giác, đồi mồi, trân châu, ngà voi, chén các hạng kể trên, phải đưa sang cùng một lúc.

 

Vua Mông Cổ cho Nạp Thích Đinh sang làm quan Đạt lỗ hoa xích, đi lại giám sát việc cai trị, nhà vua sai Dương An Dưỡng sang tạ ơn, vua Mông Cổ đáp lại bằng đai ngọc, the lụa, thuốc bắc và yên ngựa, cương ngựa (tr.469)

 

 

Vương triều Trần phải áp dụng một chính sách ngoại giao hết sức khôn khéo trong những ngày hòa bình này. Đó là đường lối ngoại giao vừa mềm dẻo vừa cương quyết. Phải mềm dẻo để tránh được binh đao và có thì giờ chuẩn bị lực lượng, nhưng phải cương quyết, giữ vững nguyên tắc không để mất chủ quyền và tổn hại quốc thể. Dựa vào thực lực của quốc gia, của toàn dân, nhà Trần đã đối phó với thế lực phong kiến Mông Cổ một cách linh hoạt. Ngay từ thời vua Trần Thái Tông, nhà Nguyên đã sai sứ sang yêu cầu vua Trần phải đích thân sang chầu, vua Trần Thái Tông không những không đáp ứng mà trả lời một cách khôn khéo: “Đợi khi nào có chiếu chỉ của Thiên tử (tức nhà Nguyên), lúc ấy sẽ cho ngay con sang làm con tin”.

 

Với vỏ bọc bên ngoài một lòng thuần phục nhà Nguyên, nhưng ngay từ năm 1262, vua Trần đã nhanh chóng cho tuyển chọn, chỉnh đốn quân ngũ để chuẩn bị cho cuộc chiến cam go sắp tới.

 

 

Bấy giờ, Hốt Kha Xích, con Hốt Tất Liệt, được phong là Vân nam vương, đã đem quân xuống miền Nam, mục đích là khống chế vùng Tây nam Trung Quốc, Đại lý và Đại Việt.

 

Để phục vụ cho mục đích chính trị của mình, nhà Nguyên không ngừng gây sức ép với triều đình Thăng Long, đặc biệt là năm 1268, khi nhà Nguyên cử sứ giả Hốt Lung Hải Nha sang làm Đạt lỗ hoa xích ở Đại Việt.

 

Những đối sách ngoại giao của vua Trần để khước từ những yêu sách của chính quyền nhà Nguyên đối với Đại Việt năm 1266, đặc biệt là những yêu sách 6 điểm (đã nói ở mục trước) và những đòi hỏi của sứ thần nhà Nguyên đến Đại Việt năm 1268.

 

 

Năm 1270, Mông cổ đưa thư trách hỏi về việc không lạy chiếu, không đài sử thần Mông cổ theo vương lễ, cống phẩm năm trước không được tốt, che giấu lái buôn Hồi hột và đòi mang voi cùng cống phẩm sang. Năm 1271, Thánh Tông đưa thư trả lời: “Nước tôi thờ phụng thiên triều, đã được phong tước vương, há không phải vương nhân hay sao. Sứ thiên triều đến lại xưng là vương nhân, nếu đãi ngang lễ thì sợ nhục triều đình. Huống chi nước tôi trước đã nhận được chiếu chỉ bảo cứ theo tục cũ (chỉ chiếu của Hốt Tất Liệt năm 1260), phàm nhận chiếu, cứ để yên nơi chính điện, còn mình lui tránh ở nhà riêng, đó là điển lễ cũ của nước tôi. Việc đòi voi thì trước vì sợ trái chỉ cho nên không dám nói thẳng thực ra là do tượng nô không muốn xa nhà, khó bề sai phát. Còn việc du nạp nho sĩ thầy thuốc và thợ thì khi bọn bồi thần Lê Trọng Đà vào bệ kiến không nghe chiến dụ, huống chi, từ năm Trung thống thứ 4 (1263) đã được tha không phải nạp, nay lại dụ đến, thật khôn xiết kinh ngạc  (tr.298)

 

Theo Toàn thư:

 

Năm 1271, Mông cổ đặt quốc hiệu là Đại Nguyên, sai sứ sang dụ vua vào chầu. Vua lấy cớ có bệnh từ chối không đi. (tr.41)

 

Mùa hạ, tháng 4 năm 1272, sứ Nguyên Ngột Lương sang dụ, hỏi giới hạn cột đồng cũ. Vua sai Viên ngoại lang Lê Kính Phu đi hội khám. [Phu] trở về nói rằng, cột đồng Mã Viện dựng lâu năm đã bị mai một, không còn tung tích gì nữa. (tr.41)

 

Mùa đông, tháng 10 năm 1278, ngày 22, vua nhường ngôi cho hoàng thái tử Khâm.

 

Năm 1277, Thái Tông mất. Năm 1278, Thánh Tông nhường ngôi cho con là Khâm (Nhân Tông). Bấy giờ, Mông cổ sắp chinh phục xong Nam Tống, nhân lúc Trần Thái Tông vừa mất, vua Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt, tăng cường hạch sách, kiếm cớ gây chiến tranh. Tháng 9 năm 1278, sứ Nguyên là Sài Xuân (hay còn gọi là Sài Thung) đi thằng từ Giang Lăng (Hồ Bắc) qua Ung châu (Quảng Tây), vào nước ta, chứ không đi theo con đường Lê Hoa quan ở Vân Nam như các bộ khác, âm mưu để điều tra thêm một đường hành quân mới và dò xét lực lượng thái độ của ta.Vua Trần yêu cầu Sài Xuân đi theo con đường cũ nhưng Y không nghe. Y còn buộc quan lại ta phải ra biên giới đón rước. (tr.298)

 

Đến Thăng Long, Sài Xuân đã đe dọa vua Trần: “Nước ngươi nội phụ đã hơn 20 năm, Trước đây sáu việc còn chưa thấy theo. Nếu không vào chầu thì hãy sửa sang thành trì, chỉnh đốn quân ngũ mà đợi quân ta …”. Vua Trần theo lệ cũ, đặt yến ở hành lang, bọn Sài Xuân không chịu đến dự. Vua Trần phải đặt yến ở điện Tập Hiền. Trong bữa yến, vua Trần nói với Sài Xuân: “Tôi sinh trưởng ở chốn thâm cung, không tập đi xe cưỡi ngựa, không quen phong thổ, sợ chết dọc đường, con em, thái uý trở xuống cũng đều như vậy…” (tr.299)

 

Sài Xuân trở về. Nhân Tông sai Trịnh Đình Toản, Đỗ Quốc Kế sang Nguyên xin miễn việc vua Nhân Tông vào chầu. Năm 1279. Mông Cổ đã diệt được nhà Tống, hoàn toàn chinh phục Trung Quốc. vương triều Nguyên càng quyết ý gây chiến tranh xâm lược Đại Việt. Năm 1280, vua Nguyên giữ Trịnh Đình Toản lại, sai Sài Xuân, Lương Tăng đo cùng Đỗ quốc Kế, đem chiếu đòi Nhân Tông vào chầu. Nếu không vào chầu được thì phải đem vàng bạc thay mình, lấy hai hạt châu thay mắt, nộp hiền sĩ, phương kỷ, con trai con gái, thợ, mỗi loại hai người để thay cho dân, “nếu không thì hãy sửa sang thành trì để chờ xét xử” (tr.299)

 

 

Vua Trần Nhân Tông vừa lên ngôi đã bắt tay ngay vào công cuộc nội trị. Đặc biệt, một trong những việc làm cần kíp đó là những bước đi nhân nhượng cuối cùng trong quan hệ ngoại giao với nhà Nguyên. Tình hình Đại Việt hết sức căng thẳng trước nguy cơ xâm lược của nhà Nguyên, khi nhà Nguyên lập chính quyền bù nhìn (lập Trần Di Ái làm vua của Đại Việt…), phủ nhận sự cầm quyền của nhà Trần. Tình hình đất nước rất nguy nan, nhà Trần cùng quân dân Đại Việt chuẩn bị phải đương đầu với cuộc chiến gay go, khốc liệt với nhà Nguyên.

 

Nguồn Tổng hợp

Bài viết liên quan
Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Để tăng cường và nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, một gameshow mới mang tên “Sức nước ngàn năm” sắp lên sóng VTV.

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

MC Nguyên Khang quyết định làm mới hình ảnh và lần đầu tiên thử sức mình trong một chương trình về pháp luật phát sóng trên VTV.

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

Sáng tạo Việt – gameshow công nghệ thú vị trên sóng VTV

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Với những đam mê và sáng tạo không ngừng, Smartschool luôn nỗ lực đóng góp hiệu quả cho hành trình vươn tới thành công và sự phát triển chung của toàn xã hội.

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Chiều ngày 22/12/2023, Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop xin ý kiến góp ý, đồng thời hướng dẫn thầy cô cách khai thác triệt để hệ thống thư viện học liệu điện tử

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Với tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng và mất gần 5 năm chuẩn bị, tháng 2/2019 Điện Kiến Trung được bắt đầu trùng tu cho đến đầu năm 2024 mới hoàn tất và mở cửa.

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Một trong những nét đặc trưng nổi bật của lối kiến trúc thời Lý Trần còn được lưu trữ tới ngày nay chính là những dấu vết về những bộ mái ngói mang phong cách riêng biệt với độ hoàn thiện và thẩm mỹ cao.

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Sáng ngày 6/4/2018, Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô lần thứ IV đã chính thức khai mạc tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ với chủ đề “Giáo dục thông minh trong thời kì hội nhập quốc tế”.