Gốm Chu Đậu - Huyền bí dòng gốm từng bị chôn vùi trong lịch sử

Lịch sử gốm Chu Đậu là một phần của nền văn hóa gốm sứ truyền thống của Việt Nam. Cuối thế kỷ 14, là thời kỳ phát triển cao nhất của đồ gốm Việt Nam, với nhiều loại men và hoa văn độc đáo, loại đồ gốm mà ngày nay chúng ta được biết dưới tên “Ðồ gốm Chu Ðậu”. Tiếc thay, nền kỹ thuật và mỹ thuật này đã tàn lụi vào đầu thế kỷ 17, sau những trận chiến dữ dội thời Lê Mạc.

Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều kết thúc vào năm 1592, khi Trịnh Tùng kéo quân từ Thanh Hoá tiến hành bắc phạt, giành lại Đông Kinh (Thăng Long cũ) từ tay nhà Mạc. Một thiết chế Vua Lê – Chúa Trịnh được mở ra, kéo dài suốt 200 năm bắt đầu…

Nhà Mạc bị đánh dạt lên Cao Bằng, còn quê hương nhà Mạc tại Nam Sách, Hải Dương bị tàn phá và trả thù khốc liệt. Trung tâm gốm Nam Sách gồm các lò Chu Đậu, Mỹ Xá, Hùng Thắng bị san phẳng và xoá sổ.

Từ thế kỷ 17, 18 chỉ còn các lò tại trung tâm gốm khác của Hải Dương hoạt động cho đến thế kỷ 17, 18, chuyên sản xuất các đồ gia dụng, cung tiến cho kinh thành Thăng Long và xuất khẩu qua thị trường Nhật Bản. Đó là các lò Ngói, Cậy, Láo, Bá Thủy và Hợp Lễ. Các thợ gốm của trung tâm gốm Nam Sách có thể đã bị sát hại hoặc trôi dạt đến các lò gốm khác, trong đó có chú cháu nhà họ Vương di tản về lò gốm Bát Tràng. Tại đây, một dòng gốm khác đang kỳ thịnh vượng.

Tạo hình hiện đại của chiếc bình rượu cổ gốm Chu Đậu

Gốm Chu Ðậu chìm sâu trong lòng đất, dưới đáy biển suốt mấy trăm năm. Những món còn được lưu giữ ở các viện bảo tàng bên Châu Âu thì đã từng bị xếp lộn vào đồ gốm Trung Hoa. Gốm Chu Ðậu chỉ được biết đến và tìm hiểu từ khi ông Makato Anabuki (thuộc tòa đại sứ Nhật Bản ở Hà Nội) nhìn thấy một bình cao cổ men trắng xanh, hoa văn cánh sen và hoa mẫu đơn, với câu “Thái Hoà bát niên. Nam Sách châu, tượng nhân Bùi thị hý bút” (nghĩa là: ở phủ Nam Sách, năm Thái Hòa thứ tám, bà họa sĩ họ Bùi vẽ chơi), ở viện bảo tàng Topkapi Saray Museum (Istanbul, Turkey). Ðịa danh Nam Sách Châu cho ta biết nơi chế tạo (phủ Nam Sách tỉnh Hải Dương), và chữ Thái Hòa bát niên cho ta biết năm chế tạo (1450 năm Thái Hòa thứ tám, đời vua Lê Nhân Tông).

Phiên bản chiếc bình hoa lan Chu Đậu - quốc bảo tại Bảo tàng Topkapi Saray, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) 

Từ đây những nhà khảo cổ mới hướng về phủ Nam Sách, rồi năm 1983 ở làng Chu Ðậu, dưới vườn nhà một nông dân là ông Vang, người ta đào được các di tích lò gốm. Việc tìm kiếm, khai quật bắt đầu. Người ta tìm thấy cả một nền đồ gốm rực rỡ, thịnh vượng kéo dài 3, 4 thế kỷ, mà trung tâm là Phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ở đây, ngoài làng Chu Ðậu, còn có các lò gốm khác ở làng Vạn Yên, làng Gốm, làng Ngói, làng Phú Ðiền, làng Phúc Lão, làng Cậy….

Những phát hiện về đồ gốm Chu Đậu ở hầu khắp các di chỉ khảo cổ học trong nước, và nhiều địa điểm khảo cổ học ở các nước như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia và Nhật Bản, xa hơn là Cairo (Ai Cập)… và hiện gốm cổ Chu Đậu được trưng bày tại 46 bảo tàng danh tiếng tại 32 quốc gia trên thế giới. Điển hình nhất là chiếc bình hoa lam quý giá được coi là một trong bốn bảo vật quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ đang được lưu giữ ở Bảo tàng Hoàng gia Topkapi của Thổ Nhĩ Kỳ. 

Hiện vật khai quật từ con tàu Cù Lao Chàm trưng bày tại Bảo tàng Hải Dương

Ðồ gốm Chu Ðậu được phát hiện nhiều trong các ngôi mộ cổ, đình chùa, từ đường, và nhiều nhất là dưới các tàu buôn chìm ngoài khơi Hội An, Ðà Nẵng… Từ đây người ta ít gọi các món đồ này là đồ men trắng chàm (nền men trắng, hoa văn màu chàm – màu xanh lơ) mà gọi bằng tên đồ gốm Chu Ðậu, bởi đây là nơi di tích các lò gốm cổ sản xuất loại đồ gốm này được khám phá ra trước nhất.

Làng Chu Ðậu từ lâu nổi tiếng về nghề dệt chiếu. Trước đây, ở ngoài Bắc, khi trong nhà có người lấy vợ, người khá tiền thường mua một vài cặp “chiếu Ðậu” để cho cô dâu chú rể dùng. Dân làng bây giờ chỉ còn biết làm ruộng và dệt chiếu, họ không biết làm đồ gốm nữa và cũng không ngờ rằng ông cha họ đã từng làm những món đồ gốm tinh xảo, tuyệt mỹ. Các lò gốm ngày xưa nay đã nằm sâu dưới ruộng nương, vườn tược. Một địa danh trong làng là “Ðống Lò”, nhưng dân làng không biết là lò gì. Từ đầu thế kỷ 17, nghề làm đồ gốm ở đây tự nhiên mất tích, không còn lò gốm, không còn người làm đồ gốm. Dấu vết chìm sâu dưới lòng đất, biến hẳn trong ký ức dân làng!

 

Cụm gốm và vỏ nhuyễn thể tìm thấy ở hố khai quật di chỉ lò gốm Chu Đậu (Hải Dương)

Gốm Chu Đậu bắt đầu nổi tiếng vào thời Trần – Lê, khi nghệ nhân địa phương đã phát triển các kỹ thuật sản xuất và tạo ra những sản phẩm gốm sứ với chất lượng và mẫu mã đặc biệt. Trong thời kỳ nhà Trần và nhà Lê, gốm Chu Đậu đã được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong cung đình và các tầng lớp thượng lưu.

Sự phát triển của gốm Chu Đậu tiếp tục trong thời kỳ Lê – Mạc và đạt đỉnh cao vào thời kỳ Nguyễn. Gốm Chu Đậu không chỉ làm hài lòng nhu cầu sử dụng nội địa mà còn xuất khẩu sang các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

 

Dáng ấm phụng, ấm rồng thanh thoát của gốm cổ Chu Đậu

Gốm Chu Đậu nổi bật với hình dáng đa dạng và phong cách thiết kế độc đáo. Những hoa văn, họa tiết được tạo nên từ những đường nét mảnh mai, uyển chuyển, tạo nên sự mềm mại và sinh động cho các sản phẩm gốm. Các mẫu họa tiết thường là những đề tài từ thiên nhiên, đời sống hàng ngày và các chủ đề truyền thống của văn hóa Việt Nam.

Chiếc bình vẽ thiên nga tuyệt tác khai quật từ tàu Cù Lao Chàm

Men gốm Chu Ðậu rất phong phú: như men ngọc (celadon), men nâu, men trắng, men lục. Tuy nhiên tiêu biểu nhất là men trắng trong với hoa văn màu xanh (men trắng chàm) và men trắng trong với hoa văn ba màu vàng, đỏ nâu và xanh lục (men tam thái). Kỹ thuật nung gốm của Chu Đậu cũng đạt độ bền cao, giúp các sản phẩm gốm có thể tồn tại và trưng bày trong thời gian dài.

Ảnh Tienphong.vn

Gốm Chu Đậu sau mấy trăm năm biến mất đang dần trở lại với thị trường trong nước và quốc tế. Ngay sau lô sản phẩm gốm Chu Đậu đầu tiên xuất lò vào năm 2003, cùng với thị trường trong nước, gốm Chu Đậu đã xuất khẩu cung ứng sản phẩm cho nhiều nước trên thế giới. Việc mạnh dạn đưa sản phẩm xuất sang thị trường châu Âu như một hướng đi đột phá. Trong nhiều năm liền, thị trường này vẫn tiêu thụ khá đều đặn. Tiếp đến là thị trường Nga, Nhật Bản cũng như một thị trường mới gồm nhiều nước châu Phi.

Nguồn: Tổng hợp

Bài viết liên quan
Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Để tăng cường và nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, một gameshow mới mang tên “Sức nước ngàn năm” sắp lên sóng VTV.

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

MC Nguyên Khang quyết định làm mới hình ảnh và lần đầu tiên thử sức mình trong một chương trình về pháp luật phát sóng trên VTV.

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

Sáng tạo Việt – gameshow công nghệ thú vị trên sóng VTV

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Với những đam mê và sáng tạo không ngừng, Smartschool luôn nỗ lực đóng góp hiệu quả cho hành trình vươn tới thành công và sự phát triển chung của toàn xã hội.

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Chiều ngày 22/12/2023, Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop xin ý kiến góp ý, đồng thời hướng dẫn thầy cô cách khai thác triệt để hệ thống thư viện học liệu điện tử

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Với tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng và mất gần 5 năm chuẩn bị, tháng 2/2019 Điện Kiến Trung được bắt đầu trùng tu cho đến đầu năm 2024 mới hoàn tất và mở cửa.

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Một trong những nét đặc trưng nổi bật của lối kiến trúc thời Lý Trần còn được lưu trữ tới ngày nay chính là những dấu vết về những bộ mái ngói mang phong cách riêng biệt với độ hoàn thiện và thẩm mỹ cao.

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Sáng ngày 6/4/2018, Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô lần thứ IV đã chính thức khai mạc tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ với chủ đề “Giáo dục thông minh trong thời kì hội nhập quốc tế”.