Huyền sử về xuất thân ly kỳ của Lý Công Uẩn

Theo Đại Việt Sử ký toàn thư: Vua họ Lý, tên húy là Công Uẩn, người châu Cổ Pháp Bắc Giang, mẹ họ Phạm, đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thần giao hợp rồi có chửa, sinh vua ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình năm thứ 5 (974) thời Đinh. Lớn lên làm quan nhà Lê, thăng đến chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ. Khi Ngọa Triều băng, tự lập làm vua, đóng đô ở thành Thăng Long. 

 

Còn sách Việt sử thông giám cương mục viết: “Mẹ ngài là Phạm Thị, đi chùa Tiêu Sơn, gặp thần nhân giao cấu, do đấy có thai, sinh ngài năm giáp Tuất, Thái Bình thứ năm (947), thời Đinh”. Hiện vẫn còn câu đối bằng chữ Hán khắc trên cột nhà bia ở Chùa Tiêu (Bắc Ninh) “Lý gia linh tích tồn bi kỷ/Tiêu Lĩnh danh kha đắc sử truyền”, nghĩa là “Dẫu thiêng nhà Lý còn bia tạc/Danh thắng non tiên có sử truyền”.

 

 

Cũng tại ngôi chùa tọa lạc trên sườn núi Tiêu ở huyện Tiêu Sơn này, cuối thế kỷ XX, các nhà sử học đã phát hiện ra một sự thật lịch sử. Đó là những thông tin quý giá, hé mở sự thật về người đàn bà đã sinh ra Lý Công Uẩn.


Những dòng chữ của tiền nhân còn lưu lại trên bia “Lý gia linh thạch” rằng, người phụ nữ sinh ra Lý Công Uẩn tên thật là Phạm Thị Ngà. Bà là người làng Hoa Lâm, làm thủ hộ của nhà chùa, chuyên quét sân, làm vườn và lo nhang đèn…


Sự đầu thai đã nhuốm màu thần bí, rồi sự chào đời của Lý Công Uẩn cũng vậy: “… một đêm, trời trong sáng lạ thường, có mây ngũ sắc xuất hiện, vị sư trụ trì ở chùa Ứng Tâm đã được báo mộng là ngày mai phải đón vua. Nhưng sáng sớm hôm sau chỉ thấy người đàn bà Phạm Thị Ngà đang xin tạm ở chùa sinh được một người con trai khôi ngô, trong lòng bàn tay có bốn chữ “sơn-hà-xã-tắc” đỏ như son”.


Cha là “thần nhân” được thế lực thần bí chọn nơi sinh là cửa nhà Phật. Mẹ là thôn nữ, làm giám hộ ở chùa, có duyên với thần nhân. Như vậy, có thể thấy rằng, Lý Công Uẩn là kết quả của tình yêu giữa một người phụ nữ bình dân với một “thần nhân”. Lên ba tuổi được mẹ gửi gắm cho nhà sư Lý Khánh Văn.


Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì, “Vua sinh ra mới ba tuổi, mẹ ẵm đến nhà Lý Khánh Văn, Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi”. Còn theo sách Đại Việt sử ký tiền biên “năm 3 tuổi, mẹ bế đến nhà Lý Khánh Vân ở chùa Cổ Pháp, Khánh Văn nuôi làm con nuôi” và đặt tên là Lý Công Uẩn.

 


Công Uẩn khôi ngô, rắn rỏi và rất thông minh nên được “ông bố nuôi” hết lòng chăm sóc, dạy bảo. Mới sáu, bảy tuổi, Công Uẩn đã thông thuộc kinh sử nhưng tinh nghịch. Giai thoại kể lại rằng: Một hôm sư Khánh Văn sai Công Uẩn mang oản lên bệ thờ Hộ pháp, cậu bé đã khoét ruột oản ăn trước. Đêm đến, Hộ pháp báo mộng cho sư biết.


Đến hôm sau, Khánh Văn trách mắng Công Uẩn. Cậu bé ức lắm, rồi lại viết vào sau lưng tượng mấy chữ “Đày ba ngàn dặm”. Đêm hôm đó, sư lại mộng thấy Hộ pháp đến ngỏ lời từ biệt rằng “Hoàng đế đày tôi đi xa, xin có lời chào ông”. Sáng hôm sau, sư lên xem pho tượng Hộ pháp quả thấy mấy chữ “Đày ba ngàn dặm” ở sau lưng.


Sư bèn sai chú tiểu lấy nước rửa bỏ mấy chữ ấy mà rửa mãi không sạch. Đến lúc bảo Công Uẩn làm thì cậu bé chỉ xoa xoa mấy cái là sạch ngay. Sư hết sức kinh ngạc. Nhân thấy Công Uẩn đã hơi lớn, lại nghịch ngợm quá, Khánh Văn liền gửi Công Uẩn sang học với sư Vạn Hạnh bên chùa Lục Tổ.


Sách Thiên Nam ngữ lục cho biết, năm 20 tuổi, Lý Công Uẩn được Vạn Hạnh tiến cử vào triều. Ngài bắt đầu sự nghiệp bằng việc đi làm võ tướng dưới thời Tiền Lê, giữ chức Điện tiền quân và giữ chức Tứ sương quân Phó chỉ huy sứ đời Lê Ngọa Triều (1005- 1009).

 


Như vậy, quãng thời gian Công Uẩn chịu sự giáo dưỡng của nhà sư Vạn Hạnh kéo dài khoảng 12 đến 13 năm. Hơn 10 năm tu tâm dưỡng tính, học tập dưới mái nhà Phật và được sự rèn cặp của Thiền sư Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn trở thành một người có học vấn và trí tuệ hơn người, có lòng yêu nước sâu sắc.


Lại nói về thiền sư Vạn Hạnh, người cha tinh thần, người thầy giáo và người vạch ra con đường đi tới ngai vàng cho Lý Công Uẩn. Theo sử liệu thì thiền sư Vạn Hạnh sinh vào khoảng năm (938-939), ở châu Cổ Pháp (tương đương với huyện Từ Sơn và Tiên Du ngày nay). Ông cùng với Đào Can Mộc – một võ tướng thời đó đã phù trợ, ủng hộ Lý Công Uẩn lên ngôi, sáng lập vương triều Lý.


Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, năm Vạn Hạnh 70 tuổi, một lần nói với Điện tiền Chỉ huy sứ Lý Công Uẩn: “Vừa rồi, tôi thấy chữ bùa sấm kỳ lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ, người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng Thân vệ, là người khoan thứ nhân từ được lòng dân, lại đang nắm giữ binh quyền trong tay, đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ thì ai còn đương nổi nữa. Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết để xem đức hóa của ông thế nào. Thực là cái mang ngàn năm có một…”.

 

Nguồn Tổng hợp, Hoàng Thành Thăng Long
 

Bài viết liên quan
Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Để tăng cường và nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, một gameshow mới mang tên “Sức nước ngàn năm” sắp lên sóng VTV.

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

MC Nguyên Khang quyết định làm mới hình ảnh và lần đầu tiên thử sức mình trong một chương trình về pháp luật phát sóng trên VTV.

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

Sáng tạo Việt – gameshow công nghệ thú vị trên sóng VTV

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Với những đam mê và sáng tạo không ngừng, Smartschool luôn nỗ lực đóng góp hiệu quả cho hành trình vươn tới thành công và sự phát triển chung của toàn xã hội.

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Chiều ngày 22/12/2023, Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop xin ý kiến góp ý, đồng thời hướng dẫn thầy cô cách khai thác triệt để hệ thống thư viện học liệu điện tử

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Với tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng và mất gần 5 năm chuẩn bị, tháng 2/2019 Điện Kiến Trung được bắt đầu trùng tu cho đến đầu năm 2024 mới hoàn tất và mở cửa.

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Một trong những nét đặc trưng nổi bật của lối kiến trúc thời Lý Trần còn được lưu trữ tới ngày nay chính là những dấu vết về những bộ mái ngói mang phong cách riêng biệt với độ hoàn thiện và thẩm mỹ cao.

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Sáng ngày 6/4/2018, Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô lần thứ IV đã chính thức khai mạc tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ với chủ đề “Giáo dục thông minh trong thời kì hội nhập quốc tế”.