Lấy cái bình thường thắng cái phi thường - Triết lý của người anh hùng làng Gióng

Thánh Gióng – vị thánh trong tứ bất tử Việt Nam, một hình tượng mang theo triết lý anh hùng ngàn đời của người Việt. 


“Sáu đời Hùng Vương vận vừa suy
Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài”


Tương truyền hết đời Hùng Vương thứ 5, sau bao nhiêu năm thịnh trị từ Kinh Dương Vương, vua Hùng vương thứ 6 đã liên tiếp phải đương đầu với với các thế lực giặc bên ngoài đến xâm lấn bờ cõi, trong đó có giặc Ân. Giặc Ân khởi binh từ khu vực Bắc Giang (tên cũ của tỉnh Hà Bắc hiện nay) và do tướng Thạch Linh cầm đầu.

 


Chúng chiếm đóng ở núi Trâu đất Vũ Ninh với một lực lượng và khí thế hết sức mạnh, được biểu hiện bằng câu tục ngữ: Gươm mài lở đá, chân đi sụt đường hoặc bằng những câu ca: 


“Ân vương nổi loạn phá thành
Binh dòng mười vạn tướng danh một nghìn
Thống tướng Ân Thạch Linh phi mã,
Cưỡi trên con ngựa đá ruổi rong
Pháo tên, súng bắn đùng đùng
Mài gươm chém núi, lấp sông nên đường.
…………………………………………
Ải ngoài thành lũy phá tan
Dương uy tiến phạt đóng ngàn Vũ – ninh
Châu sơn chiếm làm doanh đất trú
Ải quan binh trấn thủ không đường”


Bọn giặc này vô cùng tàn ác. Chúng đóng ở Trâu Sơn, đặt lại đó một con ngựa đá và bắt buộc dân chúng hàng ngày phải cắt cỏ gánh lên cho ngựa ăn. Nếu ngựa đá không ăn thì người đem cỏ nuôi ngựa sẽ bị giết chết. Đây thực là một cớ viện ra hết sức trắng trợn nhằm để tàn sát nhân dân ta. Để chống lại bọn giặc bạo ngược này, Hùng Vương đã phải huy động nhiều đoàn quân, trong đó có quân của Lý Tiến và của hai anh em ở trang Hà Lỗ. (Lý Tiến vốn là người xứ Đông (Hải Dương) nhưng bố mẹ đã đến trại Tiền Ngư trên bờ sông Tô Lịch và sinh Lý Tiến ở đấy. Được vua cử đi cầm quân đánh lại thần tướng Thạch Linh ở núi Vũ Ninh, ông đã bị thương nặng vì trúng tên của quân giặc rồi chạy về chỗ nhà cũ ở bờ sông Tô Lịch thì hóa. Một đoàn quân khác cũng bị thất bại trong việc chống giặc Ân là đoàn quân của hai vị tướng ở trang Hà lỗ.

 

 

Vua bèn lập đàn cẩu đảo trời đất, thì bống có một cụ già hình vóc to lớn mày rau bạc trắng ngồi ngã ba đường vừa múa vừa ca. Vua mời vào cụ già nói “nếu cho người đi cầu hiền trong thiên hạ, được người tài giỏi thì giặc Ân sẽ dẹp xong”. Vua bèn sai sứ giả đi rao mõ khắp nơi tìm người anh hùng ra giúp nước. Theo Vũ Tuấn Sán, về truyền thuyết Thánh Gióng, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số  (106) 1 – 1968, tr.60-62


Truyền thuyết đánh giặc cứu nước của Đổng Thiên Vương (hay còn gọi là Phù Đổng Thiên vương, Sóc Thiên Vương, Xung Thiên Thần vương, Thánh Gióng) được ghi chép sớm nhất dưới dạng văn bản là Lĩnh Nam chích quái, ra đời dưới thời nhà Trần. Sang thời nhà Lê, vua Thánh Tông sai sử quan Ngô Sĩ Liên sưu tập sách vở các đời để chép bộ Đại Việt sử ký toàn thư (từ đây gọi tắt là Toàn thư).


Từ một truyền thuyết mang màu sắc huyền bí trong Chích quái, Đổng Thiên vương đã được sử thần nhà Lê cải biến thành hình ảnh của một vị anh hùng chân thực hơn, mang theo một thông điệp chính trị để người dân Việt mãi ghi nhớ công ơn lập quốc của Lê Thái Tổ.

 


Truyền thuyết về Đổng Thiên vương cũng được Ngô Sĩ Liên đưa vào chính sử, nhưng rút gọn rất nhiều so với Chích quái:


Bình luận về ghi chép của Toàn thư trong thời Hùng Vương, sử gia Ngô Thì Sĩ viết: “Sử cũ [tức Toàn thư] chép việc Phù Đổng Thiên Vương xin kiếm đánh giặc và việc Sơn Tinh, Thủy Tinh tranh giành một Mỵ Nương, đều do truyện Lĩnh Nam chích quái ghi tô vẽ lời văn. Truyện Phù Đổng [trong Toàn thư] không nói tới quân nhà Ân, không nói tới việc đúc ngựa sắt, không nói hắt hơi thành mình dài cao, cũng đã nghi là quái đản…” (Đại Việt sử ký tiền biên, trang 43-44).


Ngô Sĩ Liên đã miêu tả Đổng Thiên Vương giống như hình ảnh Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống lại giặc Minh. Hình tượng của vua Lê Lợi đã được Lam Sơn thực lục khắc họa là vị anh hùng gắn với thanh kiếm Thuận Thiên: “Lại một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài dũa thành hình, nhà vua lạy trời khấn rằng: ‘Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau!’ Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, bèn thành ra chuôi gươm” (Lam Sơn thực lục, trang 21). Hình ảnh vua Lê Thái tổ cùng thanh kiếm Thuận Thiên còn tiếp tục xuất hiện trong sự tích hồ Hoàn Kiếm (Kho tàng truyện cổ tích – Nguyễn Đổng Chi). Mặc dù chưa xác định được thời điểm ra đời của sự tích này, nhưng ta có thể tạm giả định rằng nó ra đời ở khoảng thời Lê Sơ cho tới Lê Trung Hưng.

 

Lê Lợi trong phim hoạt hình Khát vọng non sông.


Thành Gióng trong truyện cổ tích thuộc về nhân dân, là hình tượng mang đậm dấu ấn anh hùng ca (sinh ra từ vết chân lớn, vươn mình thành tráng sĩ,…) cho thấy ước mơ về sức mạnh phi thường, sự bất tử của người anh hùng cao lớn, kì vĩ, chiến đấu bảo vệ bình yên cho nhân dân, nhưng khi giặc hết sẵn sàng cởi bỏ mũ giáp, bay thẳng vể trời, không màng đến công danh phú quý. 

 


Cội nguồn sức mạnh của Thánh Gióng chính là những điều bình dị như hạt gạo, bữa cơm, sự đoàn kết bao bọc yêu thương của xóm làng, đất nước. Triết lý anh hùng được viết nên từ nền nông nghiệp trồng lúa nước người dân, truyền thống chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước cũng như bảo vệ chính mình ngay từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước.

 


Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố đó đã khái quát hóa, lí tưởng hóa hình tượng Gióng để Thánh Gióng trở thành biểu tượng bất tử cho ước mơ ngàn đời của nhân dân, lòng yêu nước, sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lăng.

 

Nguồn: Tổng hợp, Ảnh: Khát vọng non sông
 

Bài viết liên quan
Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Để tăng cường và nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, một gameshow mới mang tên “Sức nước ngàn năm” sắp lên sóng VTV.

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

MC Nguyên Khang quyết định làm mới hình ảnh và lần đầu tiên thử sức mình trong một chương trình về pháp luật phát sóng trên VTV.

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

Sáng tạo Việt – gameshow công nghệ thú vị trên sóng VTV

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Với những đam mê và sáng tạo không ngừng, Smartschool luôn nỗ lực đóng góp hiệu quả cho hành trình vươn tới thành công và sự phát triển chung của toàn xã hội.

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Chiều ngày 22/12/2023, Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop xin ý kiến góp ý, đồng thời hướng dẫn thầy cô cách khai thác triệt để hệ thống thư viện học liệu điện tử

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Với tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng và mất gần 5 năm chuẩn bị, tháng 2/2019 Điện Kiến Trung được bắt đầu trùng tu cho đến đầu năm 2024 mới hoàn tất và mở cửa.

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Một trong những nét đặc trưng nổi bật của lối kiến trúc thời Lý Trần còn được lưu trữ tới ngày nay chính là những dấu vết về những bộ mái ngói mang phong cách riêng biệt với độ hoàn thiện và thẩm mỹ cao.

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Sáng ngày 6/4/2018, Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô lần thứ IV đã chính thức khai mạc tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ với chủ đề “Giáo dục thông minh trong thời kì hội nhập quốc tế”.