Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long - Sứ mệnh mở đầu

Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình). Ông là người sáng lập vương triều Lý trong một cuộc vận động chính trị của giới Phật giáo được triều thần ủng hộ. Đây là cuộc thay đổi vương triều diễn ra êm thấm, không đổ máu. 

 

Mùa xuân năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ về thăm châu Cổ Pháp, ban tiền lụa cho các bô lão trong làng. Đó là chuyến về thăm quê và có lẽ cũng là chuyến đi xem xét tình hình, khảo sát điều kiện các mặt để chọn đất đóng đô. Trở lại kinh đô Hoa Lư, nhà vua tự tay viết Chiếu dời đô, để hỏi ý kiến quần thần.

 


Hoa Lư với địa thế núi non hiểm trở đã dần dần bộc lộ những hạn chế, không còn phù hợp với yêu cầu xây dựng đất nước trên quy mô lớn, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế, mở mang văn hóa. Dưới con mắt của Lý Công Uẩn, người sáng lập vương triều Lý năm 1009, thì “thành Hoa Lư ẩm thấp, chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương” khiến ông “rất đau đớn, không thể không dời”. Lý Thái Tổ trong Chiếu dời đô khẳng định việc dời đô là việc lớn không thể “theo ý riêng tự tiện chuyển dời”, mà phải “tính kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân”. Nhưng vấn đề là dời chuyển kinh đô đi đâu? 

 

Nhìn lại thế kỷ X có thể thấy, Lý Công Uẩn hiểu rất rõ sứ mạng lịch sử của mình. Trước khi nắm đại quyền, ông được các bậc trí thức Phật học uyên thâm nhất thời đó đào tạo cẩn thận, bài bản, cộng với tư chất thiên phú nên tầm nhìn khác với người thường. Sau khi lên ngôi, ông nắm bắt được yêu cầu của thời đại, hiểu rõ trọng trách đặt trên vai: Xây dựng đất nước trên quy mô lớn, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế, mở mang văn hóa...Với tầm nhìn rộng, ông nhận thấy kinh đô Hoa Lư, với địa thế núi non hiểm trở đã không còn phù hợp nữa. Qua chuyến hồi hương kiểm nghiệm lại thực tế, ông đã vững tay hạ Chiếu dời đô. Các nhà sử học, văn hóa học đã không biết bao lần phân tích, ngẫm suy về Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ, để rồi mỗi lúc lại nhận ra những giá trị mới.

 

Ảnh revelogue.com


“Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự tiện dời đô? Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.

 

Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.


Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?”.

 

Vừa trải qua ngàn năm đô hộ, nhưng Lý Thái Tổ đã lấy bài học dời đô từ chính kẻ thù phương Bắc lớn mạnh, cũng như từ sai lầm của nhà hai triều đại tiền nhiệm để làm bài học cho mình. Học cái đúng từ đối thủ, học cái sai từ tiền nhân, để khẳng định dời đô là việc lớn, không thể theo ý riêng, mà phải “làm kế cho con cháu muôn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân”, quả là chuyện không phải ai cũng làm được. (Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, sau này, các nhà sử học đã “minh oan” cho Đinh Tiên Hoàng khi dựng kinh đô ở Hoa Lư, bởi khi đó chính quyền Trung ương đang phải đối phó với các thế lực cát cứ trong nước và mưu đồ xâm lược của nước ngoài. Đinh Tiên Hoàng về dựng kinh thành ở quê hương, trước hết để chắc chắn lòng người ủng hộ, sau mới là lợi thế địa hình hiểm trở, tiến thoái đều thuận lợi, có thể mở rộng kiểm soát cả vùng đồng bằng. Hoa Lư là kinh đô của thời chiến, của phòng thủ và tiến công quân sự. Đó không phải là sứ mệnh của Lý Thái Tổ).

 

Tháng bảy, năm Thuận Thiên thứ nhất, bắt đầu khởi sự dời đô, tương truyền khi ra đến Đại La, Lý Công Uẩn đã thấy rồng vàng bay lên trời, cho rằng đó là điềm lành nên đổi tên thành Thăng Long.

 

Còn Hoa Lư thì cải tạo thành Trường An phủ và nơi Cổ Pháp làm Thiên Đức phủ. Việc định đô ở Đại La của Lý Công Uẩn đánh dấu cột mốc lớn trong lịch sử, cũng là bước ngoặt của Việt Nam.

 

Chiếu dời đô được đích thân Lý Công Uẩn viết vào năm 1010 nhằm công bố rộng rãi quyết định dời đô đến toàn thể nhân dân. Đây là thể loại văn bản cổ do vua dùng để thông báo một quyết định hay một mệnh lệnh nào đó.

 

 

Với quyết định dời đô về thành Đại La thành của Lý Thái Tổ, nước Đại Việt đã bước vào kỷ nguyên phát triển rực rỡ của quốc gia dân tộc. Cố GS Trần Quốc Vượng từng nhận định, Chiếu Thiên đô là một bản tuyên ngôn địa chính trị, địa - chiến lược, địa - văn hoá về Đại La, Thăng Long - Hà Nội.

 

Theo Việt Sử lược, “Lúc dời đô, đỗ thuyền ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự, nhân đó gọi là Thăng Long”. Theo GS Nguyễn Quang Ngọc, tên gọi Thăng Long vừa mang khí thế vươn lên mạnh mẽ của dân tộc, vừa chứa đựng ý niệm thiêng liêng về cội nguồn Rồng - Tiên và ước mơ về nguồn nước, mưa thuận gió hòa của cư dân Văn minh Nông nghiệp trồng lúa nước.

 

Thăng Long - Hà Nội giữ vai trò kinh đô lâu dài nhất trong lịch sử dân tộc, và cũng là kinh đô có bề dày lịch sử dài nhất trên thế giới. Sự lựa chọn và tiên liệu của vua Lý Thái Tổ vẫn đang được các hậu duệ của ông “tiếp bước”.

 

Nguồn: Tổng hợp

Bài viết liên quan
Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Để tăng cường và nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, một gameshow mới mang tên “Sức nước ngàn năm” sắp lên sóng VTV.

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

MC Nguyên Khang quyết định làm mới hình ảnh và lần đầu tiên thử sức mình trong một chương trình về pháp luật phát sóng trên VTV.

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

Sáng tạo Việt – gameshow công nghệ thú vị trên sóng VTV

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Với những đam mê và sáng tạo không ngừng, Smartschool luôn nỗ lực đóng góp hiệu quả cho hành trình vươn tới thành công và sự phát triển chung của toàn xã hội.

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Chiều ngày 22/12/2023, Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop xin ý kiến góp ý, đồng thời hướng dẫn thầy cô cách khai thác triệt để hệ thống thư viện học liệu điện tử

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Với tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng và mất gần 5 năm chuẩn bị, tháng 2/2019 Điện Kiến Trung được bắt đầu trùng tu cho đến đầu năm 2024 mới hoàn tất và mở cửa.

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Một trong những nét đặc trưng nổi bật của lối kiến trúc thời Lý Trần còn được lưu trữ tới ngày nay chính là những dấu vết về những bộ mái ngói mang phong cách riêng biệt với độ hoàn thiện và thẩm mỹ cao.

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Sáng ngày 6/4/2018, Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô lần thứ IV đã chính thức khai mạc tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ với chủ đề “Giáo dục thông minh trong thời kì hội nhập quốc tế”.