Nhà Nguyên "mượn đường" sang đánh Chiêm Thành và cái cớ xâm lược Đại Việt lần 2

Thực hiện âm mưu bành trướng, mở rộng sang các nước Nam dương, nhà Nguyên đã cho quân tấn công Chăm Pa (Chiêm Thành, Lâm Ấp) vào năm 1282. Trước khi tấn công vương quốc của người Chăm, vua Nguyên đã yêu cầu nhà Trần phải cho mượn đường và cung cấp quân lương. Tuy nhiên, vua Trần bằng đường lối ngoại giao đã kiên quyết cự tuyệt. Do đó, nhà Nguyên phải tấn công Chăm Pa bằng đường biển. Tuy nhiên, cuộc chiến đấu anh dũng của người Chăm đã khiến Toa Đô – viên tướng của nhà Nguyên sa lầy tại Chiêm Thành. Trước tình hình đó, năm 1283, vua Nguyên một lần nữa sai sứ yêu cầu Đại Việt cho mượn đường để tấn công và tiếp tế quân lương cho Toa Đô. Nhà Trần với đường lối ngoại giao nhất quán, lại một lần nữa từ chối những đòi hỏi vô lý này của nhà Nguyên. Tình thế của Toa Đô ngày càng nguy khốn, quân Nguyên buộc phải lui về cố thủ ở vùng biên giới giữa Chăm Pa và Đại Việt năm 1284.

 


 

Sự thất bại của nhà Nguyên trong việc mượn đường Đại Việt để đánh Chiêm. Ngay từ năm 1282, nhà Nguyên đã cho người sang yêu cầu vua Trần cho mượn đường để đánh Chiêm Thành bằng đường biển. Tuy nhiên, thực chất đây chỉ là cái cớ để nhà Nguyên kéo quân vào xâm lược Đại Việt. Đoán biết được dã tâm đó của quân Nguyên, vua Trần đã kiên quyết từ chối. 

 

Nhà Nguyên vẫn không từ bỏ âm mưu bành trướng xuống các quốc gia Đông Nam Á hải đảo, do đó năm 1282 chúng đã quyết định tấn công Chăm Pa bằng đường biển. Tuy nhiên, Toa Đô đã nhanh chóng bị sa lầy tại đây.


Trước tình thế đó, Hốt Tất Liệt năm 1283 đã sai sứ sang ép vua Trần cho mượn đường đánh Chiêm Thành và tiếp tế cho quân của Toa Đô. Nhà Trần bằng đường lối ngoại giao cương quyết, cứng rắn đã kiên quyết cự tuyệt.


Trước thái độ ấy của vua Trần Anh Tông, mối quan hệ giữa nhà Nguyên và Đại Việt ngày càng trở nên gay gắt, vua Nguyên vô cùng tức giận và hạ quyết tâm chiếm cho kỳ được Đại Việt. Quân dân nhà Trần lại một lần nữa đứng trước những thử thách tồn vong mới.

 


 

Theo Toàn Thư:  Mùa thu, tháng 8 năm 1282, thú thần Lạng Châu (tức Lạng Sơn), là Lương Uất chạy trạm tâu báo rằng, Thoát Hoan đem 50 vạn quân, nói phao là mượn đường đi đánh Chiêm Thành, nhưng thực ra là sang xâm lược nước ta. (tr.50)
Mùa thu, tháng 7 năm 1283, sai trung phẩm Hoàng Ư Lệnh, nội thư gia Nguyễn Chương sang Nguyên, gặp thái tử A Thai (tức Thoát Hoan), Bình Chương A Lạt (tức A Lý Hải Nha), ở Hồ Quảng, hội 50 vạn quân ở các xứ định sang năm vào cướp nước ta.

 

 

Năm 1282, Hốt Tất Liệt sai Toa Đô đánh Chiêm Thành. Trước đó, Hốt Tất Liệt sai sứ dụ Đại Việt cho mượn đường, giúp quân và lương thực. Vì bị vua Trần cự tuyệt nên chúng phải tiến công bằng đường biển. Tuy nhiên, người Chiêm dựa vào địa hình hiểm trở (vừa có núi, vừa có biển), phản công lại nhà Nguyên. Quân Nguyên thất bại nặng nề, phải liều chết mới thoát khỏi vòng vây, trở về doanh trại.

 


Biết tin Toa Đô thất bại ở Chiêm Thành, Hốt Tất Liệt sai điều 7000 quân Hán (người Bắc Trung Quốc) và 8 nghìn quân Tân phụ (người Nam Trung Quốc) tăng viện cho Toa Đô. Hốt tất Liệt sai A Lý Hải Nha yêu cầu Đại Việt cho mượn đường và giúp đỡ quân lương. Một lần nữa, vua Trần cự tuyệt, trong thư của vua Trần có đoạn: “Chiêm Thành thờ tiểu quốc đã lâu ngày, cha tôi lấy đức mà vỗ về, đến chúng tôi cũng nối chí theo cha. Từ khi cha tôi quy thuận thiên chiều kể cũng đã 30 năm, giáo gươm không dùng nữa, quân lính đổi làm dân đinh…. Còn việc giúp quân lương, nước tôi địa thế gần biển, ngũ cốc sinh sản không nhiều. Từ ngày đại quân đi rồi (ý chỉ cuộc xâm lược lần thứ nhất của nhà Nguyên năm 1258), trăm họ lưu vong, lại thêm lụt lội, hạn hán, sáng no, chiều đói, ngày chạy ăn không kịp… (theo Lịch sử chế độ Phong kiến Việt Nam tập 1, tr. 301)

 


Không chinh phục được đất Chiêm Thành, ngày 24 tháng 3 năm 1284, Toa Đô đã lui quân về phía Bắc, chiếm lấy các đất Ô Lý và Việt Thường của Chiêm Thành gần biên giới Đại Việt. Toa Đô dựng gỗ làm thành, sai quân cày ruộng, tích trữ thóc gạo để nuôi quân. Toa Đô không rút quân mà đóng quân ở vùng biên giới Chiêm – Việt, xin viện binh, âm mưu tạo thành một gọng kìm đánh vào mặt nam của nước ta trong kế hoạch xâm lược sau này của Mông Cổ. (tr. 301 – 302)
 

Nguồn Sưu tầm

Bài viết liên quan
Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Để tăng cường và nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, một gameshow mới mang tên “Sức nước ngàn năm” sắp lên sóng VTV.

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

MC Nguyên Khang quyết định làm mới hình ảnh và lần đầu tiên thử sức mình trong một chương trình về pháp luật phát sóng trên VTV.

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

Sáng tạo Việt – gameshow công nghệ thú vị trên sóng VTV

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Với những đam mê và sáng tạo không ngừng, Smartschool luôn nỗ lực đóng góp hiệu quả cho hành trình vươn tới thành công và sự phát triển chung của toàn xã hội.

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Chiều ngày 22/12/2023, Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop xin ý kiến góp ý, đồng thời hướng dẫn thầy cô cách khai thác triệt để hệ thống thư viện học liệu điện tử

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Với tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng và mất gần 5 năm chuẩn bị, tháng 2/2019 Điện Kiến Trung được bắt đầu trùng tu cho đến đầu năm 2024 mới hoàn tất và mở cửa.

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Một trong những nét đặc trưng nổi bật của lối kiến trúc thời Lý Trần còn được lưu trữ tới ngày nay chính là những dấu vết về những bộ mái ngói mang phong cách riêng biệt với độ hoàn thiện và thẩm mỹ cao.

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Sáng ngày 6/4/2018, Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô lần thứ IV đã chính thức khai mạc tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ với chủ đề “Giáo dục thông minh trong thời kì hội nhập quốc tế”.