Trong lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc, dưới sự ảnh hưởng nặng nề của Đạo giáo, gương mặt những người phụ nữ được tô vẽ một cách qua loa và mờ nhòa. Trong đó có cả những người có những nàng công chúa hy sinh thân mình cho mục đích chính trị lớn lao.
1. Con gái của Đinh Bộ Lĩnh và cuộc hôn nhân với Ngô Nhật Khánh
Công chúa Đinh Phất Kim là con gái của Đinh Tiên Hoàng, bà được nhắc đến nhiều trong sử sách với vai trò cầu nối chính trị. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong 12 sứ quân, thống nhất được giang sơn, ông đã chủ động gả con gái mình cho Ngô Nhật Khánh – một trong những hậu duệ còn lại của nhà Ngô. Bên cạnh đó ông cũng lấy em gái Ngô Nhật Khánh gả cho con trai trưởng là Nam Việt Vương Đinh Liễn.
Tuy nhiên, số phận của nàng Phất Kim lại vô cùng bất hạnh khi người chồng Ngô Nhật Khánh chưa bao giờ nguôi nỗi hận mất nước vào tay họ Đinh.
Vào năm 979, Vua Đinh bị sát hại, Ngô Nhật Khánh tìm cách đưa Đinh Phất Kim trốn khỏi kinh thành Hoa Lư. Thuyền đi đến cửa bể Nam Giới, Nhật Khánh biết không thể đưa vợ đi cùng đành giận dữ đoạn tuyệt rồi bỏ mặc vợ quay về còn mình thì chạy sang Chiêm Thành.
Minh họa công chúa Phất Kim trong phim hoạt hình Khát vọng non sông.
Đại Việt Sử Ký toàn thư chép: Nhật Khánh bề ngoài cười nói như không, nhưng trong lòng vẫn bất bình, bèn đem vả vợ chạy sang Chiêm Thành, đến cửa biển Nam Giới rút dao ngắn xẻo má vợ kể tội rằng: “Cha mày lừa dối ức hiếp mẹ con ta, lẽ nào ta vì mày mà quên tội ác của cha mày sao? Cho mày trở về, đi đằng khác tìm kẻ có thể cứu ta.” Nói xong bèn đi. Đên đây nghe tin Tiên Hoàng băng, Khánh dẫn người Chiêm vào cướp.
Công chúa Phất Kim trở về Hoa Lư và đi tu tại chùa Nhất Trụ ở phía bắc kinh thành. Phò mã Ngô Nhật Khánh và vua Chiêm Thành dẫn hơn một nghìn chiến thuyền thuỷ quân xuất chinh theo hai cửa biển Đại Ác và Thần Phù vào đánh Đại Cồ Việt cũng bị bão dìm chết.
Nỗi đau đớn tuyệt vọng lên đỉnh điểm khiến Công chúa Phất Kim đau đớn, xót xa, tuyệt vọng. Bà nhảy xuống giếng nước lầu Vọng Nguyệt, phía tây bắc kinh thành Hoa Lư tự vẫn.
Đền thờ Phất Kim thuộc quần thể di tích Cố đô Hoa Lư
Đền thờ Phất Kim thuộc quần thể di tích Cố đô Hoa Lư là một ngôi đền cổ suy tôn người phụ nữ thế kỷ X, hiền lành, trung hậu và chịu nhiều sóng gió cuộc đời; đồng thời giá trị tâm linh của ngôi đền còn thể hiện ở ý nghĩa: dù thời thế có đổi thay, thăng trầm nhưng những giá trị của cội nguồn văn hóa là mãi mãi trường tồn.
2. An Tư công chúa – dấn thân vào hàng ngũ quân địch
Công chúa An Tư không rõ năm sinh năm mất, thân là con của thứ phi không rõ tên, chỉ biết nàng là con gái út của vua Trần Thái Tông, em gái vua Trần Thánh Tông và là cô ruột của vua Trần Nhân Tông.
Trong bản Ngọc phả về Công chúa Quỳnh Trân có viết: "Năm Ất Dậu, giặc Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy phạm vào Vân Đồn, Vạn Kiếp. Vua phải chạy vào Nghệ An. Triều đình bàn nhau định gả nàng cho tướng giặc để cầu thân. Nàng cự tuyệt, vua thương lại cho về chùa, rồi gả công chúa An Tư cho Thoát Hoan. [...]".
Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: "Tháng 2 năm Thiệu Bảo thứ 7 (1285) vua sai người đưa công chúa An Tư (em gái út vua Trần Thánh Tông) đến cho Thoát Hoan là muốn làm thư dãn loạn nước vậy".
Đến Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ chỉ ghi: "Thoát Hoan lên sông Nhĩ Hà, cột liền bè vào làm cầu cho quân qua sông. Quân ta theo hai bên sông lập đồn để cự lại, không được. Ngày đã về chiều, quân giặc qua được sông vào kinh thành, vua sai đưa Công chúa An Tư cho chúng, để thư nạn cho nước".
Những thông tin về công chúa An Tư chỉ dừng đến đó, không có về sau nữa.
Ảnh minh họa.
Từ những chi tiết được sử sách chép lại, chúng ta thấy Công chúa An Tư được sử dụng như một kế sách nhằm kìm hãm thế giặc, muốn cho Thoát Hoan rơi vào mỹ nhân kế.
Tương truyền, người mà Công chúa An Tư ái mộ và thầm thương trộm nhớ lại là chàng thủy tướng tài giỏi của đất Việt là Yết Kiêu. Từ một lần chứng kiến sự oai hùng của chàng thủy tướng lao mình xuống sông giết Giao Long để hộ giá, Yết Kiêu đã khiến không chỉ An Tư mà còn các nàng công chúa khác của nhà Trần say mê.
Tuy nhiên, khi biết Yết Kiêu một lòng thủy chung với cô lái đò, công chúa vô cùng xúc động. Khi ấy, nàng cam tâm một lòng làm trọn nhiệm vụ được triều đình giao phó.
Sau khi nhà Trần phản công thắng lợi, quân Nguyên thất bại tan tác. Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai Hốt Tất Liệt phải chui vào ống đồng bắt quân kéo tháo chạy về nước. Triều đình làm lễ khen thưởng công thần, nhưng chẳng thấy nhắc đến Công chúa An Tư.
Công chúa An Tư trong phim hoạt hình Khát vọng non sông
Theo một số tư liệu thời Tự Đức (1849) người ta đặt ra nghi vẫn về kết cục thực sự của An Tư.
Trong bản sắc phong đời Tự Đức (1849) cho vị nữ nhân thần của làng bằng chữ Hán có ghi (theo bản dịch tiếng Việt): “Theo sách thờ cúng trong tỉnh có ghi: Sở huyện Sơn Minh, xã Cao Lãm, thôn Khả Lãm lừng vang vị thần là công chúa triều Trần. Năm Trần Bảo Đức, giặc Nguyên xâm phạm bờ cõi nước ta, chúng vơ vét sạch của cải cùng các cung nữ.
Khi ấy ngài vừa tròn tuổi mười lăm, xinh tươi rực rỡ, mềm mại khoan thai. Ngài cùng mười cô gái trẻ chạy giặc về vùng đất Sơn Minh. Giặc đuổi ép tới thôn Khả Lãm. Người tìm chỗ hiểm yếu cầm đầu chống lại chúng; không chống được quân địch, bèn tự vẫn.
Theo tra cứu tài liệu thì trong ba lần giặc Nguyên-Mông xâm phạm nước ta thì chỉ có lần duy nhất vua nhà Trần phải dùng mỹ nhân kế để hoãn thế giặc là vào năm 1285, khi đưa Công chúa An Tư sang trại giặc Thoát Hoan.
Như vậy là một công chúa triều Trần trốn khỏi trại giặc Nguyên vào ngày nhà Trần thắng trận, rất có thể đó là Công chúa An Tư. Nếu như suy luận trên là đúng thì chúng ta phần nào đã giải đáp được những nghi vấn cuộc đời của vị công chúa nổi tiếng này, tuy rằng đó là một kết thúc buồn.
Từ xưa, người dân làng Khả Lãm (thôn Cao Lãm ngày nay) đã thờ vị công chúa Trần triều. Hiện nay, người làng thờ công chúa triều Trần ở Quán Nội, ngôi miếu nằm trong khu quần thể tâm linh của làng. Chỉ tiếc rằng người dân nơi đây không biết tên húy (tên thật) của công chúa này mà chỉ gọi tên chung là Trần triều công chúa mà thôi.
3. Huyền Trân Công chúa và cuộc hôn nhân mở rộng lãnh thổ
Huyền Trân Công chúa là con gái của Trần Nhân Tông, em gái của Trần Anh Tông.
Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận lời mời, du ngoạn vào Chiêm Thành, được Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân tiếp đãi nồng hậu, có ở lại trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Khi ra về, Thái thượng hoàng có hứa gả con gái cho Chế Mân, mặc dù khi đó Chế Mân đã có 2 người vợ là Vương Hậu Bhaskaradevi (nguyên phối) và Vương hậu Tapasi, người Java (Indonesia ngày nay). Sau đó nhiều lần, Chế Mân cử sứ sang hỏi về việc hôn lễ, nhưng nhiều quan lại nhà Trần phản đối, chỉ có Văn Túc vương Trần Đạo Tái và Nhập nội hành khiển Trần Khắc Chung chủ trương tán thành.
Huyền Trân Công Chúa trong phim hoạt hình Khát vọng non sông
Năm Bính Ngọ, Hưng Long năm thứ 14 (1306), tháng 6, Chúa Chiêm Thành là Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý (còn gọi là Lý) làm hồi môn, vua Trần Anh Tông khi đó mới đồng ý gả Công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Công chúa khi về Chiêm Thành, được phong làm Vương hậu thứ 3 với phong hiệu là Paramecvari. Năm Đinh Mùi (1307), vào tháng 5, quốc vương Chế Mân chết. Nghĩa là chỉ một năm sau khi cuộc liên hôn giữa Đại Việt và Chiêm Thành diễn ra. Thế tử Chế Đa Da sai sứ thần Bảo Lộc Kê sang dâng voi trắng và có thể cũng để báo tang sự việc này.
Theo Đại Việt sử ký chép lại, Trần Anh Tông khi đó nghe rằng theo tục nước Chiêm, Quốc vương chết thì Vương hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn tang. Trần Anh Tông liền cử Hành khiển Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu công chúa. Trần Khắc Chung thành công, cứu được công chúa và đưa xuống thuyền, đưa công chúa về Đại Việt bằng đường biển. Cuộc hải hành này kéo dài tới một năm. Về sau, Đại Việt sử ký không còn bất kỳ ghi chép nào về hành trạng của công chúa.
Theo dã sử và thần tích tại đền thờ của bà, sau khi bà trở về Thăng Long thì theo di mệnh của Thái Thượng hoàng, công chúa xuất gia ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh). Công chúa thọ Bồ tát giới và được ban pháp danh Hương Tràng (香幢). Cuối năm Tân Hợi (1311), Hương Tràng cùng một thị nữ trước đây, bấy giờ đã quy y đến làng Hổ Sơn, huyện Thiên Bản (nay thuộc Nam Định), lập am dưới chân núi Hổ để tu hành. Sau đó, am tranh trở thành điện Phật, tức chùa Hổ Sơn hay còn gọi là Quảng Nghiêm Tự.
4. Ngọc Vạn con gái chúa Nguyễn và công lao mở rộng lãnh thổ
Ngọc Vạn công chúa, tên thật là Nguyễn Phúc Ngọc Vạn. Bà là con gái thứ hai của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Nhiều tài liệu trước đây thường ghi tước vị của bà là công chúa, nhưng thực sự là công nữ; vì bà chỉ là con của chúa. Tuy không được nhắc đển trong lịch sử triều Nguyễn; bà lại là người có công rất lớn trong việc mở rộng lãnh thổ quốc gia về phía Nam.
Thời kỳ chúa Sãi nắm quyền, lực lượng Đàng Trong được xem là lớn mạnh. Vua Chân Lạp (Chey Chetta II) muốn liên thủ mượn sức triều đình Thuận Hóa. Vì vậy, đã nhiều lần cho sứ giả sang dâng tiến châu báu. Từ đó mượn cớ cầu hôn Ngọc Vạn công nữ để củng cố mối quan hệ 2 bên.
Sau khi được phong là Tả cung hoàng hậu; trở thành Vương hậu của Chân Lạp, công nữ Ngọc Vạn đã dùng nhiều cách giúp Đại Việt mở rộng biên giới, bờ cõi.
Đồng thời, tại Chân Lạp, bằng uy tín và ảnh hưởng cá nhân của bà đối với triều đình; hoàng hậu Ngọc Vạn hỗ trợ vua đưa ra những sách lược sáng suốt; khiến đời sống người dân Chân Lạp thêm ấm no.
Vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Vua Khải Định sắc phong Tống Sơn quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Vạn là Trinh Uyển Dực Bảo Trung Hưng tôn thần (Nguồn: vovinhquang.wordpress.com)
Chính cuộc hôn nhân này đã giúp ổn định biên giới phương nam; tạo cơ hội để chúa Nguyễn dồn sức chống lại chúa Trịnh ở phương bắc.
Thậm chí khi Chey Chetta II qua đời, triều đình Chân Lạp liên tục xảy ra tranh chấp quyền lực. Với vai trò là Thái hậu của Chân Lạp, công nữ Vạn Ngọc vẫn đứng sau giải quyết chính sự; mang lại lợi ích cho cả hai phía: Hoàng gia Chân Lạp và Đại Việt (Đàng Trong).
Theo sau đó, với sự giúp đỡ của chúa Nguyễn; thái hậu Ngọc Vạn đã theo Ang Nan – phó vương của Chân Lạp về Sài Côn (nay là Sài Gòn). Rồi lui về ở ẩn, cho lập chùa Gia Lào, tại núi Chứa Chan, Đồng Nai.
Sau khi qua đời (lăng mộ tại làng Bằng Lãng); bà được dân làng thờ phụng tại đình làng Dã Lê Thượng và chùa làng Linh Sơn.
Để tăng cường và nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, một gameshow mới mang tên “Sức nước ngàn năm” sắp lên sóng VTV.
MC Nguyên Khang quyết định làm mới hình ảnh và lần đầu tiên thử sức mình trong một chương trình về pháp luật phát sóng trên VTV.
Sáng tạo Việt – gameshow công nghệ thú vị trên sóng VTV
Với những đam mê và sáng tạo không ngừng, Smartschool luôn nỗ lực đóng góp hiệu quả cho hành trình vươn tới thành công và sự phát triển chung của toàn xã hội.
Chiều ngày 22/12/2023, Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop xin ý kiến góp ý, đồng thời hướng dẫn thầy cô cách khai thác triệt để hệ thống thư viện học liệu điện tử
Với tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng và mất gần 5 năm chuẩn bị, tháng 2/2019 Điện Kiến Trung được bắt đầu trùng tu cho đến đầu năm 2024 mới hoàn tất và mở cửa.
Một trong những nét đặc trưng nổi bật của lối kiến trúc thời Lý Trần còn được lưu trữ tới ngày nay chính là những dấu vết về những bộ mái ngói mang phong cách riêng biệt với độ hoàn thiện và thẩm mỹ cao.
Sáng ngày 6/4/2018, Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô lần thứ IV đã chính thức khai mạc tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ với chủ đề “Giáo dục thông minh trong thời kì hội nhập quốc tế”.