Quốc hiệu nước ta qua các thời kỳ lịch sử

Lịch sử nước ta trải qua hàng nghìn năm, với ghi chép về nhà nước đầu tiên dưới thời vua Hùng Vương. Đến nay trải qua nhiều giai đoạn lịch sử dựng nước và giữ nước, quốc hiệu nước ta được thay đổi nhiều lần.

1. Xích Quỷ

Trong cuốn Đại Việt Sử Ký toàn thư, có ghi nhận dưới thời Hồng Bàng Thị nước ta do vua Kinh Dương Vươi cai quản, gọi là Xích Quỷ.

Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân. Sau này Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm trứng, được dân ta coi là thủy tổ của người Việt.

 

 Kinh Dương Vương - Minh họa phim Khát vọng non sông

2. Văn Lang

Theo truyền thuyết, sau khi sinh ra trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ chia năm mươi con lên rừng, năm mươi con xuống biển, phong cho con trường làm Hùng Vương, nối ngôi vua.

Văn có nghĩa là học vấn, được dùng trong các từ kép văn hoá, văn minh, văn hiến, … còn Lang là tên chỉ người thủ lĩnh, người đứng đầu một bộ tộc miền núi, nơi xuất phát của nước Viêt Nam ta ngày xưa. Các tài liệu cho rằng thời kỳ Hùng Vương, gắn với truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Bánh chưng bánh dày, Sự tích trầu cau, đã tồn tại cách đây ba, bốn nghìn năm.

 

Vua Hùng và nhà nước Văn Lang - Minh họa phim Khát vọng non sông

3. Âu Lạc

“An Dương Vương thế danh Hùng Vương,

Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân”.

(Bác Hồ diễn ca lịch sử)

Nguồn gốc dân tộc Việt Nam vẫn còn là một vấn đề nghiên cứu, nhưng chắc chắn có liên quan đến nguồn gốc về các bộ tộc Bách Việt, trong số này có hai bộ tộc Việt ở phương Nam là Âu Việt và Lạc Việt đã hợp nhất thành Âu Lạc. Nước Âu Lạc gắn với An Dương Vương xây Loa Thành mà ngày nay vẫn còn di tích ở Huyện Đông Anh, Hà Nội. Nước Âu Lạc chấm dứt với chuyện Mỵ Châu – Trọng Thuỷ. Đất nước bị sáp nhập vào nước Nam Việt của Triệu Đà. Đây là một thời kỳ đã có sử liệu chắc chắn. Đó là vào Thế kỷ II TCN.

 

Người Việt dưới thời Âu Lạc - Minh họa phim Khát vọng non sông

Bắc thuộc lần 1

Tiếp đó, đất nước ta ở vào thời kỳ Bắc thuộc gần 1000 năm. Trong thời kỳ này đa có những cuộc khởi nghĩa nổi tiếng của Hai Bà Trưng và Bà Triệu.

4. Vạn Xuân

Thời kỳ Bắc thuộc đó kéo dài đến năm 542 khi có cuộc khởi nghĩa của Lý Bí, đánh đuổi quân nhà Lương, dựng nền độc lặp. Năm 544, đặt tên nước là Vạn Xuân xưng Vương là Lý Nam Đế.

 

 

Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân - Minh họa phim Khát vọng non sông

Bắc thuộc lần 2

Nhưng Nhà nước Vạn Xuân tồn tại không lâu lắm, sau đó lại bị phương Bắc xâm lấn. Trong gần năm trăm năm tiếp theo, có các cuộc khởi nghĩa của Mai Hắc Đế (722) và Bố Cái Đại Vương tức Phùng Hưng (761 – 802).

Sự đô hộ của phương Bắc chấm dứt với chiến thẳng Sông Bạch Đằng nổi tiếng của Ngô Quyền (938). Từ đó, đất nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập sau gần 1.000 năm bị xâm lược, đô hộ. Lúc này, đất nước ta vẫn giữ quốc hiệu Vạn Xuân.

Ngô Quyền chấm dứt 1000 năm Bắc Thuộc - Minh họa phim Khát vọng non sông

5. Đại Cồ Việt

Sau khi Ngô Quyền mất, nước ta có loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế là Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt (năm 968) và đóng đô ở Hoa Lư, Ninh Bình.

Tiếp đó là thời kỳ Tiền Lê với chiến thắng quân xâm lược nhà Tống lần thứ nhất năm 981 của Lê Hoàn. Năm 1010, Lý Công Uẩn thay nhà Lê, lập ra nhà Lý và dời đô về Thăng Long, tức Thủ đô Hà Nội ngày nay. Năm 2010, chúng ta đã kỷ niệm 1000 năm lịch sử Thủ đô Hà Nội.  

 

Đinh Bộ Lĩnh xây dựng nhà nước Đại Cồ Việt - Minh họa phim Khát vọng non sông

6. Đại Việt

Năm 1054, nước ta đổi tên là Đại Việt. Vào năm này, có một hiện tượng thiên văn khá đặc biệt, trên trời xuất hiện một ngôi sao sáng chói nhiều ngày mới tắt. Đó là lần đầu tiên một ngôi sao siêu mới (Supernovae) được thiên văn học ghi nhận. Quốc hiệu Đại Việt được giữ qua các triều Trần, hậu Lê về sau này.

 

Đại Việt là quốc hiệu trải dài trong lịch sử nước ta - Minh họa phim Khát vọng non sông

7. Đại Ngu

Thời Trần bị gián đoạn 7 năm bởi nhà Hồ (1400 – 1407) với quốc hiệu Đại Ngu (sự yên vui lớn) rồi lại trở về với tên gọi Đại Việt.

Dưới thời Trần, cái tên Đại Việt bị gián đoạn khi nhà Ngô lên ngôi. - Minh họa phim Khát vọng non sông

8. Việt Nam

Bắt đầu từ năm 1804, nước ta có quốc hiệu chính thức là Việt Nam. Mặc dù vậy, hai chữ Việt Nam, tên gọi đất nước ta hiện nay có nguồn gốc xuất hiện rất đặc biệt. Như đã nói, dân tộc ta bắt nguồn từ một bộ tộc Việt. Trong toàn bộ lịch sử, ta luôn dùng từ Việt để chỉ dân tộc ta và đất nước ta. Song ông cha ta cũng dùng từ Nam để chỉ đất nước ta và dân tộc ta.

 

Cái tên Việt Nam chính thức trở thành quốc hiệu dưới thời vua Gia Long - Minh họa phim Khát vọng non sông

 

Bài thơ nổi tiếng gắn liền với sự kiện lịch sử vang dội của vị Thái úy Lý Thường Kiệt đọc trên phòng tuyến Sông Như Nguyệt vào thời điểm chống quân nhà Tống, viết: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” (Sông núi nước Nam, vua nam ở). Từ Nam ở đây được dùng với nghĩa phương Nam, để đối lại với Bắc.

 

Nhà y học nổi tiếng của nước ta là Tuệ Tĩnh(1) (Thế kỷ XVIII), viết bộ sách thuốc về cây cỏ nước ta lấy tên là “Nam duợc thần hiệu”.

Ngày nay, ta vẫn nói thuốc Nam, thuốc Bắc. Thế nhưng, bắt đầu từ bao giờ thì hai tiếng Việt và Nam mới đi chung với nhau để chỉ tên gọi đất nước ta?

Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (Thế kỷ XIX) thì ngay từ thời nhà Trần đã có một bộ sách mang tên Việt Nam thế chí do Hồ Tông Thốc biên soạn (Hồ Tông Thốc là Trạng nguyên đời Trần, về hưu vào thời Hồ khi đã 80 tuổi).

Cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi (Thế kỷ XV), cũng nhiều lần nhắc đến hai chữ Việt Nam. Rất tiếc rằng sách Việt Nam thế chí hiện không còn, chỉ còn bài tựa được dẫn trong Lịch triều hiến chuơng loại chi và cuốn sách này cũng như cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi chỉ được khắc ván đem in vào Thế kỷ XIX khi đã có quốc hiệu Việt Nam rồi, do vậy đây mới chỉ là nhưng tài liệu tham khảo.

Hai chữ Việt Nam được coi là xuất hiện chắc chắn trong các tác phẩm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm {1491 – 1585). Ngay trang mỏ đầu của tập Sấm Kỳ mang tên Trình Tiên sinh quốc ngữ đã có câu: “Việt Nam khởi tổ xây nền”. Hai chữ Việt Nam còn được Nguyễn Bỉnh Khiêm nhắc tới trong tập thơ mang tên Việt Nam sơn hà hải cương thưởng vịnh (Vịnh về non sông đất nước Việt Nam), và trong hai bài thơ chữ Hán gửi hai ông Trạng đương thời là Trạng Nguyễn Thuyến và Giáp Hải.  

Tuy nhiên danh xưng Việt Nam đã xuất hiện từ trước đó khi được Nguyễn Bỉnh Khiêm nhắc tới nhiều lần - Minh họa phim Khát vọng non sông

 

Điều quan trọng hơn cả là hai chữ Việt Nam đã có mặt trong hàng loạt các tấm bia cổ từ thời Nguyễn Bỉnh Khiêm. Dưới đây là một số tấm bia cổ có liên quan đến hai chữ Việt Nam: Bia Chúa Bảo Lâm (1558) ở Hải Hưng Bia Chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Tây Bia Chùa Phước Thành (1664) Hà Bắc Bia Thuỷ Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn.

Cái tên Việt Nam và nhiều lần hồi sinh

Ngày 23-4, Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo "220 năm quốc hiệu Việt Nam".

Tại hội thảo, PGS.TS Trần Đức Cường, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, nói rằng trong lịch sử nước ta, tên gọi Việt Nam đã xuất hiện từ lâu nhưng chưa phải là quốc hiệu chính thức.

Phải đến năm Giáp Tý, ngày Đinh Sửu 17-2 (nhằm 28-3-1804, tức 2 năm sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi lập ra nhà Nguyễn), khi vua Gia Long làm lễ Khánh an kính cáo ở Thái miếu bên trong Hoàng thành đặt tên nước là Việt Nam.

 

Trong lời chiếu, nhà vua khẳng định: "Đế vương dựng nước, trước phải trọng quốc hiệu để tỏ rõ nhất thống, cải chính quốc hiệu là Việt Nam, để dựng nền lớn, truyền lâu xa".

Quốc hiệu này được vua Gia Khánh của nhà Thanh chấp thuận và ban cho vua Gia Long ấn tín "Việt Nam quốc vương" được đúc bằng vàng.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nói rằng tuy vậy quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn chỉ tồn tại 34 năm.

 

Các nhà nghiên cứu lịch sử tham gia thảo luận tại hội thảo "220 năm quốc hiệu Việt Nam - những chặng đường lịch sử" diễn ra vào sáng 23-4 tại TP Huế - Ảnh: ANH TUẤN

 

Sau 19 năm nối ngôi, lúc này đất nước đã mạnh lên, lãnh thổ được mở rộng, vua Minh Mạng đã ra chiếu đổi quốc hiệu thành Đại Nam mà không cần xin phép nhà Thanh vào năm 1838.

Quốc hiệu Đại Nam tồn tại suốt từ năm 1838 đến đầu tháng 3-1945, khi Nhật đảo chính Pháp, lúc này vua Bảo Đại mới ra chỉ dụ tuyên cáo độc lập và đổi tên nước thành "đế quốc Việt Nam".

Quốc hiệu Việt Nam được tái sinh dưới triều Nguyễn nhưng chỉ tồn tại chưa tròn 6 tháng, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

"Quốc hiệu Việt Nam đã hồi sinh trong tư thế mới của thời đại", ông Hoa nói.

Tổng hợp: Đại Việt Sử Ký toàn thư, Tuổi Trẻ, Biên Niên Sử

Bài viết liên quan
Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Để tăng cường và nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, một gameshow mới mang tên “Sức nước ngàn năm” sắp lên sóng VTV.

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

MC Nguyên Khang quyết định làm mới hình ảnh và lần đầu tiên thử sức mình trong một chương trình về pháp luật phát sóng trên VTV.

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

Sáng tạo Việt – gameshow công nghệ thú vị trên sóng VTV

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Với những đam mê và sáng tạo không ngừng, Smartschool luôn nỗ lực đóng góp hiệu quả cho hành trình vươn tới thành công và sự phát triển chung của toàn xã hội.

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Chiều ngày 22/12/2023, Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop xin ý kiến góp ý, đồng thời hướng dẫn thầy cô cách khai thác triệt để hệ thống thư viện học liệu điện tử

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Với tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng và mất gần 5 năm chuẩn bị, tháng 2/2019 Điện Kiến Trung được bắt đầu trùng tu cho đến đầu năm 2024 mới hoàn tất và mở cửa.

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Một trong những nét đặc trưng nổi bật của lối kiến trúc thời Lý Trần còn được lưu trữ tới ngày nay chính là những dấu vết về những bộ mái ngói mang phong cách riêng biệt với độ hoàn thiện và thẩm mỹ cao.

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Sáng ngày 6/4/2018, Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô lần thứ IV đã chính thức khai mạc tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ với chủ đề “Giáo dục thông minh trong thời kì hội nhập quốc tế”.