"Tổng tài" Trần Quốc Tuấn và màn cướp dâu chấn động

Khi kể về triều Trần người ta nói về một triều đại thịnh vượng với những chiến tích lừng lẫy trong lịch sử, với nhưng phát triển về mặt đời sống văn hóa, và về những nhân tại có một không hai của dân tộc. Bên cạnh đó, tình sử của anh em nhà Trần cũng là một chủ đề hấp dẫn như một bộ phim truyền. Trong số đó phải kể đến màn “cướp dâu” chấn động của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

 

Không chỉ là vị tướng quân tài ba, có công danh lẫy lừng trong việc bảo vệ bờ cõi dân tộc Việt Nam, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn còn vô cùng sôi nổi vì... tình yêu.

 

Nàng công chúa cao quý trong cung đình và mối tình thanh mai trúc mã

 

Năm 1237, sau 12 năm vua Trần Thái Tông lên ngôi mà không có con nối dõi, lo sợ nhà Trần bị tuyệt hậu, Trần Thủ Độ đã thực hiện một loạt sự sắp đặt gây ra sự oán hận cho nhiều người, bao gồm cả Trần Liễu - cha của Trần Quốc Tuấn.

 

Trần Thủ Độ gây sức ép để vua phế hoàng hậu Lý Chiêu Hoàng, cưới chị dâu là công chúa Thuận Thiên (khi ấy đang làm vợ và có thai 3 tháng với Trần Liễu). Trần Liễu tức giận, mang binh rửa hận nhưng thân cô sức yếu nên việc bất thành, cuối cùng bị phải buông giáp quy hàng, bị giáng làm An Sinh Vương, cho về an trú ở đất Yên Sinh.

 

Khi ấy, Trần Quốc Tuấn mới 7 tuổi.

 

Thương cháu nhỏ đã phải rời khinh đô tới nơi xa, công chúa Thụy Bà, chị gái vua Trần Thái Tông, đã cầu xin vua để nhận nuôi Quốc Tuấn để khuây khỏa nỗi buồn khi phu quân mình rời xa trần thế.

 

 

Quốc Tuấn được Thụy Bà công chúa nuôi trong vòng 8 năm, được học đủ văn võ, lớn lên với các con em hoàng tộc cùng trang lứa. Chính trong thời gian này, Trần Quốc Tuấn gặp gỡ, cùng trải qua thời niên thiếu của mình với Thiên Thành công chúa - tình yêu lớn của đời ông.

 

Khi ấy nhà Trần quy định anh em trong họ phải lấy nhau, không được gả cho người ngoài để tránh họa diệt vong nên việc Trần Quốc Tuấn đem lòng yêu Công chúa Thiên Thành là điều có thể chấp nhận được.

 

Những tưởng rằng đến khi đủ tuổi, cả hai sẽ được ban hôn, nên duyên vợ chồng. Vào thời nhà Trần, con cháu nội tộc được phép kết hôn nhằm duy trì quyền lực dòng họ.

 

Xét về thế cục, Trần Quốc Tuấn chỉ là con trai An Sinh Vương Trần Liễu, khó có thể với đến trưởng công chúa lá ngọc cành vàng.

 

Bởi vậy, khi Thiên Thành đến tuổi, vua hạ chỉ gả Công Chúa cho Trung Thành Vương, khiến cho mối tình thanh mai trúc mã ngày nào đứt gánh.

 

Màn "ép vua" không màng tính mạng của Trần Quốc Tuấn


Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có viết: "Tân Hợi [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 20 (1251). Gả Trưởng Công Chúa Thiên Thành cho Trung Thành Vương. Con trai Yên Sinh Vương là Trần Quốc Tuấn cướp lấy. Công Chúa về với Trần Quốc Tuấn".

 

Ngày 15/2/1251, Trần Thái Tông mở tiệc lớn 7 ngày 7 đêm để tổ chức lễ kết tóc cho Công chúa. Người trong và ngoài triều có thể đến tham gia.

 

Trước đó, vua cũng cho phép công chúa Thiên Thành về ở vương phủ của Nhân Đạo Vương, cha của Trung Thành Vương để chờ ngày làm lễ ăn hỏi.

 

 

Đêm hôm ấy, biết tin người mình thương sẽ thành vợ người khác, Trần Quốc Tuấn đau khổ không nguôi. Ngay giữa đêm khuya, khi mọi người đang mải mê xem hội, Trần Quốc Tuấn quyết định mạo hiểm đến với Công chúa Thiên Thành tại phủ Nhân Đạo Vương.

Biết không thể theo vào bằng cửa chính, chàng đã tìm cách trèo tường, vượt qua hàng toán lính tuần tra, dò trong đêm đen và tìm được chính xác phòng công chúa. Trái tim đau khổ của công chúa Thiên Thành sống lại lần nữa khi thấy người tình trong mộng xuất hiện trước mặt mình. Khi ấy, cả phủ Nhân Đạo Vương vẫn đang say trong lễ hội, không ai biết, trong phòng công chúa, đôi trẻ đã gặp được nhau.

 

 

Nhưng sự liều lĩnh này của Trần Quốc Tuấn sẽ trở thành thảm án nếu sự vụ bị bại lộ. Và dù chuyện không bại lộ, thì hôm sau công chúa Thiên Thành cũng phải kết hôn với người khác.

 

Để tránh khỏi tai ương đó, Trần Quốc Tuấn đã đi tiếp một bước cờ cao minh, dồn chính nhà vua vào thế sự đã rồi.

 

"Đồng phạm đắc lực"

 

Ngay sau khi đột nhập thành công vào phòng công chúa, việc đầu tiên Trần Quốc Tuấn làm là ra lệnh cho thị nữ của công chúa về báo cho Thụy Bà công chúa, mẹ nuôi của Trần Quốc Tuấn và là chị gái của vua Trần Thái Tông.

 

Sau khi nhận được tin báo, với thân phận và địa vị cao quý của mình, Thụy Bà công chúa dễ dàng vào cung ngay lập tức và than khóc với Thái Tông: "Không ngờ Quốc Tuấn càn rỡ đang đêm lẻn vào chỗ của Thiên Thành. Nhân Đạo Vương đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ giết hắn mất. Xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu".

 

Lời nói của Thụy Bà công chúa như sét đánh ngang tai nhà vua, Thái Tông đã nhận đủ lễ vật của Nhân Đạo Vương, sao có thể để Trần Quốc Tuấn cả gan làm loạn như vậy?

 

Nhưng Thụy Bà công chúa tiếp tục kiên trì van xin. Lại nghĩ đó là huyết mạch của anh trai Trần Liễu, Thái Tông đã đã sai người vây phủ Nhân Đạo Vương. Nội thị theo lệnh nhà vua, xông thẳng tới hoa viên vắng lặng, vào phòng công chúa Thiên Thành để áp giải, thực chất là hộ tống, Trần Quốc Tuấn ra ngoài một cách an toàn.

 

Đến lúc đó, cả phủ Nhân Đạo Vương mới ngỡ ngàng nhận ra Trần Quốc Tuấn đã vào phủ "tư thông" với công chúa Thiên Thành.


Lúc đó, nhà vua tức giận nhưng không lỡ xuống tay giết con gái cưng và con trai của Trần Liễu - anh trai mình. Do đó, ông dành cho người bao vây phủ Nhân Đạo Vương, xông vào phòng công chúa Thiên Thành để áp giải, thực chất là hộ tống Trần Quốc Tuấn ra ngoài an toàn.

 

Lúc đó, cả phủ Nhân Đạo Vương mới ngỡ ngàng nhận ra Trần Quốc Tuấn đã vào phủ "tư thông" với công chúa.

 

 

Hôm sau, Thụy Bà công chúa đã mang vào cung 10 mâm vàng sống làm sính lễ, hỏi cưới công chúa Thiên Thành cho con nuôi mình. Trước chuyện đã rồi, Trần Thái Tông đành xuống chiếu gả Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Để bù đắp, vua còn ngậm ngùi cắt 2.000 khoảnh ruộng tốt ở huyện Ứng Thiên ban cho Nhân Đạo Vương.

 

Cuối cùng, Trần Quốc Tuấn, bằng cả sự khôn ngoan và liều lĩnh của mình, đã có được tự do hôn nhân!

 

Hai vợ chồng Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa đã có một cuộc sống êm ấm, hạnh phúc, sinh được bốn trai, một gái. Bốn người con trai ai cũng không phụ danh tiếng người cha, đều là những danh tướng lẫy lừng nhà Trần. Người con gái út sau này trở thành Bảo Thánh Hoàng Hậu Trần Trinh, vợ vua Trần Nhân Tông, mẹ đẻ vua Trần Anh Tông.

 

Nguồn: Tổng hợp, ảnh Khát vọng non sông
 

Bài viết liên quan
Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Để tăng cường và nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, một gameshow mới mang tên “Sức nước ngàn năm” sắp lên sóng VTV.

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

MC Nguyên Khang quyết định làm mới hình ảnh và lần đầu tiên thử sức mình trong một chương trình về pháp luật phát sóng trên VTV.

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

Sáng tạo Việt – gameshow công nghệ thú vị trên sóng VTV

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Với những đam mê và sáng tạo không ngừng, Smartschool luôn nỗ lực đóng góp hiệu quả cho hành trình vươn tới thành công và sự phát triển chung của toàn xã hội.

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Chiều ngày 22/12/2023, Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop xin ý kiến góp ý, đồng thời hướng dẫn thầy cô cách khai thác triệt để hệ thống thư viện học liệu điện tử

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Với tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng và mất gần 5 năm chuẩn bị, tháng 2/2019 Điện Kiến Trung được bắt đầu trùng tu cho đến đầu năm 2024 mới hoàn tất và mở cửa.

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Một trong những nét đặc trưng nổi bật của lối kiến trúc thời Lý Trần còn được lưu trữ tới ngày nay chính là những dấu vết về những bộ mái ngói mang phong cách riêng biệt với độ hoàn thiện và thẩm mỹ cao.

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Sáng ngày 6/4/2018, Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô lần thứ IV đã chính thức khai mạc tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ với chủ đề “Giáo dục thông minh trong thời kì hội nhập quốc tế”.