Trận Đông Bộ Đầu (ngày 29/1/1258, tức ngày 24 tháng Chạp năm Nguyên Phong thứ 7) là trận phản công chiến lược của quân đội nhà Trần, do vua Trần Thái Tông chỉ huy đánh tan đạo quân xâm lược Mông Cổ tại Đông Bộ Đầu (khu vực gần cầu Long Biên, Hà Nội ngày nay), kết thúc cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ nhất (năm 1258).
Sau gần một tháng tiến hành chiến tranh xâm lược Đại Việt, mặc dù chiếm được thành Thăng Long, nhưng là thành bị bỏ trống, quân Mông Cổ gặp rất nhiều khó khăn do binh lực bị tiêu hao, lương thực thiếu thốn, hơn nữa lại không nắm được tình hình và ý định, hành động của đối phương. Tình hình đó buộc tướng địch là Ngột Lương Hợp Thai phải điều chỉnh lại thế trận, không đóng quân trong Thành Thăng Long mà hạ trại ở bến Đông Bộ Đầu, củng cố lực lượng, nắm tình hình để sau đó tiếp tục tiến công...
Đông Bộ Đầu vốn là một bến thuỷ quân lớn của quân Nhà Trần ở ven sông Hồng, liền sát kinh thành Thăng Long, trên bến có doanh trại thuỷ binh đóng. Khi quân Mông Cổ tới Đông Bộ Đầu, thuỷ quân Nhà Trần rút lui để bảo toàn lực lượng, chỉ để lại doanh trại trống không; nhưng khi quân Mông Cổ vào Thăng Long, quân Nhà Trần đã tổ chức vây chặt, không để địch lọt ra ngoài, đồng thời ráo riết chuẩn bị phản công.
Với lực lượng khoảng 3 vạn quân gồm kỵ binh Mông Cổ và kỵ binh người Lô Lô hay Thoán Bặc (một tộc người ở Vân Nam - Trung Quốc), Ngột Lương Hợp Thai cho dựng hàng ngàn lều trại lớn nhỏ bằng da thú ở bến Đông Bộ Đầu. Đại bản doanh của Ngột Lương Hợp Thai ở vị trí trung tâm, giữa những lều trại của đội quân thân binh, vòng ngoài là trại của binh lính; cạnh các lều trại đều có tàu ngựa, yên cương đóng sẵn, quân lính luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Phía ngoài của khu đóng quân, quân Mông Cổ bố trí 3 tuyến canh gác thường trực; trên các ngả đường đến đại bản doanh, đặt trạm cảnh giới. Ngoài ra, Ngột Lương Hợp Thai còn tổ chức những đội kỵ binh nhỏ ngày đêm lùng sục quanh thành Thăng Long để nắm tình hình hoạt động của chủ lực đối phương và cướp bóc lương thực…
Theo Hà Văn Tấn – Phạm Thị Tâm trong cuốn Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên thế kỷ XIII, viết:
Sau một thời gian rất ngắn khẩn trương chuẩn bị, lực lượng đã hồi phục khí thế chiến đấu lại bừng lên. Trong khi đó quân Mông Cổ đã bắt đầu khổ sở và lúng túng vi thiếu lương thực trong một tòa thành trống . Kẻ địch đã cố gắng tiến hành những cuộc cướp phá rộng ra vùng xung quanh Thăng Long nhưng ở đâu chúng cũng gặp sức chống trả mãnh liệt của nhân dân. Chẳng hạn như khi quân Mông Cổ tiến đến Cổ Sở (nay là xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây) nhân dân ở đây đã đoàn kết chiến đấu, bảo vệ xóm làng, đánh cho bọn chúng một trận tơi bời, đầu giặc rơi rụng, ngựa giặc ngã què, khiến lũ cướp nước phải tan tác bỏ chạy.
Điều kiện chủ quan và khách quan đó đã tạo nên một thời cơ rất tốt cho cuộc phản công. Ngày 24 tháng chạp năm Nguyên Phong thứ 7 (29-1-1258), Trần Thái Tông đã cùng thái tử Hoảng chỉ huy lâu thuyền ngược dòng Thiên Mạc, phá tan giặc ở Đông Bộ Đầu, chiếm lại kinh thành.
Bị đánh bật khỏi Thăng Long, quân Mông Cổ quay đầu chạy dài về Vân Nam. Đang lúc chỉ mong thoát thân thì quân Mông Cổ lại bị dân tộc vùng núi ở trại Quy Hóa theo lời kêu gọi của trại chủ Hà Bổng đổ ra tập kích. Trận đánh bất ngờ này làm cho chúng thất bại rất nặng. Bây giờ khác với thái độ nghênh ngang hung hãn khi tiến sang, bọn xâm lược Mông Cổ bị tan tác, len lén tìm đường trốn cho nhanh. Chúng không còn dám nghĩ đến chuyện cướp bóc đốt phá. Để chế giễu thái độ đó của chúng, người bấy giờ đã gọi chúng bằng cái-tên khá mỉa mai là “giặc Phật”. Ngột Lương Hợp Thai đem quân chạy ra khỏi biên giới, về Vân Nam.
Khi quân giặc chạy tới Bạch Hạc, Sơn Vi thì Phùng Lộc Hộ lại đem quân địa phương đánh đuổi chúng, giặc lại chạy lên Quy Hóa (Phú Thọ). Chủ trại Quy Hóa là Hà Bổng (dân tộc Mường) cùng quân và dân bố trí đánh tập kích, giặc thua to. Tàn binh giặc mất hết tinh thần chiến đấu, cố chạy thoát thân ra khỏi biên giới. Khi về đến Đại Lý, đạo quân của Ngột Lương Hợp Thai chỉ còn lại khoảng 5 nghìn tên.
Khi đem tàn quân ra khỏi biên giới Đại Việt để về Đại Lý (Vân Nam - Trung Quốc), Ngột Lương Hợp Thai dừng chân tại thành Áp Xích (Côn Minh, Trung Quốc). Ngột Lương Hợp Thai (Uryangkhadai) - viên tướng bách chiến bách thắng của của Đại hãn Mông Ke từng làm mưa làm gió trên các chiến trường Á, Âu đã phải thua trận nhục nhã trên đất Đại Việt. Đội quân xâm lược này tiến vào Đại Việt tuy không lớn nhưng có đến 50 viên tướng tá là thân vương, trong đó phải kể đến Abisca - con trai Thành Cát Tư Hãn.
Đạo quân hùng mạnh thiện chiến và nhiều tướng tài như vậy mà chỉ chiếm được thành Thăng Long có 9 ngày. Trận đánh của quân dân nhà Trần đã hoàn toàn thắng lợi. Khoảng 2 vạn kỵ binh địch đã phải bỏ xác trên bến Đông Bộ Đầu.
Sáng 29 tháng 1 năm 1258 (tức ngày 24 tháng Chạp năm Đinh Tỵ), vua Trần Thái Tông cùng các tướng lĩnh, binh sĩ tiến vào kinh thành vừa được giải phóng trong niềm hân hoan của nhân dân kinh đô.
Để tăng cường và nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, một gameshow mới mang tên “Sức nước ngàn năm” sắp lên sóng VTV.
MC Nguyên Khang quyết định làm mới hình ảnh và lần đầu tiên thử sức mình trong một chương trình về pháp luật phát sóng trên VTV.
Sáng tạo Việt – gameshow công nghệ thú vị trên sóng VTV
Với những đam mê và sáng tạo không ngừng, Smartschool luôn nỗ lực đóng góp hiệu quả cho hành trình vươn tới thành công và sự phát triển chung của toàn xã hội.
Chiều ngày 22/12/2023, Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop xin ý kiến góp ý, đồng thời hướng dẫn thầy cô cách khai thác triệt để hệ thống thư viện học liệu điện tử
Với tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng và mất gần 5 năm chuẩn bị, tháng 2/2019 Điện Kiến Trung được bắt đầu trùng tu cho đến đầu năm 2024 mới hoàn tất và mở cửa.
Một trong những nét đặc trưng nổi bật của lối kiến trúc thời Lý Trần còn được lưu trữ tới ngày nay chính là những dấu vết về những bộ mái ngói mang phong cách riêng biệt với độ hoàn thiện và thẩm mỹ cao.
Sáng ngày 6/4/2018, Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô lần thứ IV đã chính thức khai mạc tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ với chủ đề “Giáo dục thông minh trong thời kì hội nhập quốc tế”.