Thái sư Trần Thủ Độ (hay Trung Vũ đại vương, 1194 - 1264) là một nhà chính trị, sống vào cuối triều Lý, đầu triều Trần. Ông đóng vai trò quan trọng trong sự kiện lật đổ triều Lý, tạo dựng lên triều Trần. Ông cũng là người góp công đầu trong việc giữ vững nền móng yên ổn của họ Trần trong những giai đoạn khó khăn đầu tiên.
Cùng nhìn lại vai trò quan trọng của vị Thái sư nổi danh trong lịch sử này.
Trần Thủ Độ sinh trưởng trong một gia đình làm nghề chài lưới tại làng Lưu Xá, huyện Ngự Thiên, lộ Long Hưng (nay là xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Mồ côi cha từ nhỏ, ông ở với người anh cả, phải lam lũ tìm kế sinh nhai nên học hành không được bao nhiêu. Tuổi trẻ Trần Thủ Độ được tôi luyện trong một xã hội đầy loạn ly.
Năm 20 tuổi, ông gia nhập hương binh, 21 tuổi được giao chỉ huy một đội thuỷ binh dưới trướng người anh họ là Trần Tự Khánh. Bằng tài năng ý chí của mình ông được nhà Lý rất trọng dụng.
Lúc nhà Lý bước vào kỳ suy vi, Lý Chiêu Hoàng là vị vua thứ 9 ở tuổi non nớt, Trần Thủ Độ, giữ trọng trách Điện tiền chỉ huy sứ (thống lĩnh quân cấm vệ), nhìn thấy cơ hội để thay đổi triều đại và đạo diễn cho Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng.
Sách Khâm định sử Việt thông giám cương mục, ở phần nói về các sự kiện xảy ra dưới triều vua Lý Huệ Tông, có chép: “Giáp Thân, năm thứ 14 (1224). Dùng em họ của Hoàng hậu là Trần Thủ Độ làm Điện tiền chỉ huy sứ... Thủ Độ quản lĩnh điện tiền chư quân hộ vệ cấm đình, xét xử tất cả mọi việc” (Điện tiền chỉ huy sứ khi ấy nắm quyền thống lĩnh toàn bộ quân cấm vệ).
"Trần Cảnh lên 8 tuổi, đến phiên vào hầu. Chiêu Hoàng thấy Cảnh, đem lòng yêu thích, thường vời vào hầu, nô nghịch cười đùa. Trần Cảnh đem việc đó mách bảo Thủ Độ. Thủ Độ nói: “Nếu quả vậy thì họ ta sẽ là họ nhà vua hay là cả họ sẽ bị giết sạch?”.
Một hôm Chiêu Hoàng lại lấy cái khăn trầu ném cho Trần Cảnh. Trần Cảnh lạy, nhận lấy, rồi mách với Trần Thủ Độ, Thủ Độ liền đem gia thuộc và họ hàng vào trong cung cấm, sai đóng các cửa thành lại. Trăm quan tiến triều không được. Trần Thủ Độ nhân thế loan báo cho mọi người: "Bệ hạ có chồng rồi!". Các quan đều vâng lời và xin chọn ngày vào chầu để làm lễ yết kiến. Đến ngày 21 tháng 12, bầy tôi tiến triều, lạy mừng. Nhà vua xuống chiếu truyền ngôi cho Trần Cảnh".
Tham vọng soán ngôi nhà Lý của Trần Thủ Độ là một sự thật hiển nhiên. Bởi thế ông mới có động lực để ngang nhiên "phiên dịch" những hành vi đùa nghịch vô tư của đám trẻ con vương giả theo lối diễn giải nghĩa biểu tượng: Chiêu Hoàng ném khăn trầu – khăn đựng các đồ ăn trầu, cau, vỏ, ống vôi – cho Trần Cảnh, tức là muốn... làm dâu họ Trần!
Cũng không thể phủ nhận tài phán đoán nhanh nhạy và sự chủ động xử lý tình huống của Trần Thủ Độ. Buổi mạt vạn của nhà Lý, thì chắc chắn không chỉ họ Trần mà rất nhiều thế lực khác cũng lăm le ngôi báu.
Việc đem gia thuộc và họ hàng vào trong cung cấm, sai lính đóng cửa hành của Trần Thủ Độ đã phản ánh khá rõ mối lo của ông. Nhưng đó cũng là 1 quyết định táo bạo, dứt khoát để lấy ngôi báo về cho họ Trần.
Cuối cùng mọi chuyện đều thuận buồm xuôi gió, tính toán của Trần Thủ Độ không trật một ly. Tính toán của ông đã ép bách quan phải chấp nhận rằng "bệ hạ có chồng". Đỉnh điểm cho sự hợp thức hóa "sang tên" vương quyền là tờ chiếu truyền ngôi, có đoạn: “Trẫm xét thấy ngôi báu rất là trọng đại mà trẫm là vua đàn bà, phải gánh vác lịch số do trời giao cho, riêng những nơm nớp lo sợ, như sắp sa xuống vực sâu. Nghĩ sao tìm được hiền nhân quân tử để giúp đỡ về chính trị. Duy có Trần Cảnh là người văn chất đủ vẻ, uy nghi đường hoàng, thực có phong độ bậc quân tử, có thể nhường cho ngôi báu để chống đỡ trong buổi gian nguy. Vậy rất mong Trần Cảnh đồng lòng hợp sức, dẹp yên loạn lạc, cứu vớt sinh dân để cùng hưởng phúc thái bình”.
Sau khi giành được thiên hạ, Trần Thủ Độ tiếp tục phải đối phó với các vương thất họ Lý và những thế lực khác, đặc biệt là việc ông được cho là đã “diệt sạch” người họ Lý và bức chết vua Lý Huệ Tông. Có thể nói đây được coi là một “chương đen tối” trong cuộc đời Trần Thủ Độ. Thế nhưng nếu vào thời điểm đó, thực hư như thế nào hậu thế khó mà biết chắc được. Chỉ có một sự thật đó là nhờ có sự “tàn nhẫn” của Trần Thủ Độ mà nhà Trần mới vững vàng ngồi yên vị trên ngai vàng.
Mặc dù là người giành quyền lực về cho họ Trần nhưng Trần Thủ Độ cũng rất biết nép mình, ông lui về phía sau hậu thuẫn cho cháu mình lên ngôi báu. Vai trò của Trần Thủ Độ sau này còn được khẳng định mạnh mẽ qua cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất.
Nhờ có Trần Thủ Độ mà lịch sử đã chứng kiến một màn chuyển giao quyền lực “không đổ máu” hiếm hoi giữa hai triều đại.
Nguồn: Sưu tầm, ảnh Khát vọng non sông
Để tăng cường và nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, một gameshow mới mang tên “Sức nước ngàn năm” sắp lên sóng VTV.
MC Nguyên Khang quyết định làm mới hình ảnh và lần đầu tiên thử sức mình trong một chương trình về pháp luật phát sóng trên VTV.
Sáng tạo Việt – gameshow công nghệ thú vị trên sóng VTV
Với những đam mê và sáng tạo không ngừng, Smartschool luôn nỗ lực đóng góp hiệu quả cho hành trình vươn tới thành công và sự phát triển chung của toàn xã hội.
Chiều ngày 22/12/2023, Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop xin ý kiến góp ý, đồng thời hướng dẫn thầy cô cách khai thác triệt để hệ thống thư viện học liệu điện tử
Với tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng và mất gần 5 năm chuẩn bị, tháng 2/2019 Điện Kiến Trung được bắt đầu trùng tu cho đến đầu năm 2024 mới hoàn tất và mở cửa.
Một trong những nét đặc trưng nổi bật của lối kiến trúc thời Lý Trần còn được lưu trữ tới ngày nay chính là những dấu vết về những bộ mái ngói mang phong cách riêng biệt với độ hoàn thiện và thẩm mỹ cao.
Sáng ngày 6/4/2018, Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô lần thứ IV đã chính thức khai mạc tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ với chủ đề “Giáo dục thông minh trong thời kì hội nhập quốc tế”.