Tản Viên Sơn Thánh – vị thánh đứng đầu trong Tứ bất tử của người Việt. Tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Tín ngưỡng phụng thờ Tản Viên Sơn Thánh bao trùm một vùng không gian văn hóa rộng lớn khu vực Đồng bằng Bắc bộ, trong đó đậm đặc nhất là vùng Xứ Đoài (mà vùng lõi là huyện Ba Vì). Thực tế cho thấy chỉ tính trên địa bàn huyện Ba Vì có 300 di tích, thì trong đó có trên 100 di tích thờ Đức Thánh Tản Viên với rất nhiều di tích được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia và cấp thành phố.
Đền Thượng Ba Vì
Theo truyền thuyết thì Sơn Tinh (tức Tản Viên Sơn Thánh) được ông Nguyễn Cao Hành và bà Đinh Thị Đen nhà nghèo ở Động Lăng Sương thuộc thôn Lăng Sương xã Trung Nghĩa huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ sinh ra. Cha mất sớm, phải theo mẹ sang núi Ba Vì (núi Tản Viên) kiếm củi sinh sống. Năm 15 tuổi mẹ chết, Sơn Tinh được bà Ma Thị Cao Sơn (thần cai quản núi Tản Viên) cưu mang và giao cho cả một vùng đất rộng lớn từ núi Tản Viên sang Nghĩa Lĩnh. Biết là người có trí, đức Tiên ông đã ban cho cây gậy “Đầu sinh đầu tử” và thần chú. Nhờ có gậy thiêng, Sơn Tinh đã diệt trừ thú giữ và cứu giúp nhiều người nên được nhân dân tôn là Thần sư. Sau này, Sơn Tinh tiếp tục cứu sống công tử con vua Thủy Tề và được vua Thủy Tề ban cho sách ước nên đã thắng Thủy Tinh và kết duyên với công chúa Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ 18 (Hùng Duệ Vương). Nhờ có công dẹp giặc Thục, bình yên đất nước nên được nhà vua phong làm Nhạc Phủ Thượng đẳng thần và được nhân dân tôn phong là vị tổ của bách thần, đứng đầu “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian thờ thần của người Việt. Đến thời nhà Lý, Ngài lại được phong là “Thượng đẳng tối linh thần” và “Đệ nhất phúc thần”.
Hàng năm, vào ngày mùng 6/11 âm lịch là ngày hóa của Đức Thánh Tản Viên, để nhớ tới công lao, ân đức của Ngài, huyện Ba Vì tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm nhằm giáo dục lòng yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh tại đền Thượng (huyện Ba Vì).
Di tích thờ phụng Tản Viên Sơn Thánh lâu đời và tiêu biểu nhất là đền Thượng, đền Trung, đền Hạ (thuộc địa bàn hai xã Ba Vì và Minh Quang), đình Tây Đằng (thuộc thị trấn Tây Đằng), đình Thụy Phiêu (xã Thụy An), đình Khê Thượng (xã Sơn Đà)... Ngoài lễ vật thông thường như gà, lợn, xôi, rượu, hương hoa thì mỗi nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh trong các kỳ tiệc lớn lại có lễ vật riêng. Trong đó, lễ vật không thể thiếu là lợn hoặc gà phải có màu lông đen tuyền. Nếu lợn, gà cúng Thánh mà có sợi lông trắng thì năm đó cả làng làm ăn không may mắn... Tất cả những đồ lễ Thánh đều gợi nhớ thời kỳ săn bắt hái lượm và thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với Tản Viên Sơn Thánh...
Đền Thượng nhìn từ trên cao
Về giá trị lịch sử, tập quán thờ Tản Viên Sơn Thánh không chỉ tưởng nhớ tới người anh hùng văn hóa, vị thánh đứng đầu trong “tứ bất tử” của người Việt mà còn thể hiện ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến đấu chống thiên tai, lũ lụt để bảo vệ mùa màng và cuộc sống cho nhân dân.
Tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh cũng góp phần khẳng định về sự tồn tại của thời đại Hùng Vương - Nhà nước đầu tiên trong tâm thức của người Việt. Bên cạnh đó, tập quán thờ Tản Viên Sơn Thánh mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, hàm chứa giá trị giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”...
Ảnh phim Khát vọng non sông
Để bảo vệ di sản, những năm qua, huyện Ba Vì đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan kiểm kê và lập hồ sơ khoa học “Tập quán thờ Tản Viên Sơn Thánh” trên địa bàn huyện. Nhóm nghiên cứu của huyện Ba Vì đã phỏng vấn, ghi âm, văn bản hóa truyền thuyết, truyền miệng về Tản Viên Sơn Thánh và tập quán thờ ngài đối với hơn 30 người đang nắm giữ và thực hành tập quán thờ Tản Viên Sơn Thánh…
Ảnh phim Khát vọng non sông
Nguồn: Tổng hợp
Để tăng cường và nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, một gameshow mới mang tên “Sức nước ngàn năm” sắp lên sóng VTV.
MC Nguyên Khang quyết định làm mới hình ảnh và lần đầu tiên thử sức mình trong một chương trình về pháp luật phát sóng trên VTV.
Sáng tạo Việt – gameshow công nghệ thú vị trên sóng VTV
Với những đam mê và sáng tạo không ngừng, Smartschool luôn nỗ lực đóng góp hiệu quả cho hành trình vươn tới thành công và sự phát triển chung của toàn xã hội.
Chiều ngày 22/12/2023, Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop xin ý kiến góp ý, đồng thời hướng dẫn thầy cô cách khai thác triệt để hệ thống thư viện học liệu điện tử
Với tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng và mất gần 5 năm chuẩn bị, tháng 2/2019 Điện Kiến Trung được bắt đầu trùng tu cho đến đầu năm 2024 mới hoàn tất và mở cửa.
Một trong những nét đặc trưng nổi bật của lối kiến trúc thời Lý Trần còn được lưu trữ tới ngày nay chính là những dấu vết về những bộ mái ngói mang phong cách riêng biệt với độ hoàn thiện và thẩm mỹ cao.
Sáng ngày 6/4/2018, Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô lần thứ IV đã chính thức khai mạc tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ với chủ đề “Giáo dục thông minh trong thời kì hội nhập quốc tế”.