Trần Thị Dung là con của người dân chài Trần Lý. Họ Trần vốn nối về đời làm nghề đánh cá ở vùng Yên Sinh (Đông Triều - Quảng Ninh) sau ở hương Tức Mặc (Nam Định), rồi lại dời sang bên tả ngạn nơi ngã ba sông Hồng và sông Luộc, định cư ở Hải Ấp (Hưng Hà, Thái Bình). Thời ấy Hải Ấp đã là một vọng ấp trù phú, quê hương của những danh thần đời Lý như Thái úy Lưu Khánh Đàm, Tướng quân Đàm Phùng Thị, Thái phó Đàm Dĩ Mông.
Trong chính sử nước nhà, khi bình về vai trò của Linh Từ quốc mẫu đối với nhà Trần, sử thần Ngô Sĩ Liên phải thốt lên rằng: “Thế mới biết trời sinh Linh Từ là để mở nghiệp nhà Trần” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ nhất, bà cũng góp công lớn, đóng góp không nhỏ vào cuộc chiến của quân dân nhà Trần.
Theo Danh tướng Việt Nam tập 1: Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung đã lập công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lăng vào năm 1258. Đây chính là cống hiến nổi bật nhất, khiến cho tên tuổi của bà trở nên bất diệt với non sông. Bà thực sự là một nữ tướng giàu dũng khí và thực sự có tài.
Bấy giờ, khi nghe tin tướng giặc là Ngột Lương Hợp Thai đã hùng hổ cho quân men theo sông Hồng để tràn xuống nước ta, vua Trần lập tức bố trí quân sĩ sẵn sàng ở vùng Bình Lệ Nguyên, quyết đánh một trận sống chết với kẻ thù. Nhưng, ở cuộc đọ sức không cân xứng này, quân ta bị thất lợi, thậm chí là có nguy cơ bị bại trận hoàn toàn. May mắn thay, đúng vào lúc nguy nan đó, tướng Lê Tần đã đề nghị vua Trần hãy tạm thời rút quân để bảo toàn lực lượng, chờ cơ hội thuận tiện sẽ đánh trận quyết định với Ngột Lương Hợp Thai. Ý kiến xuất sắc đó được vua Trần và các tướng lĩnh đương thời đồng ý. Đại quân của ta từ Bình Lệ Nguyên đã rút về Thăng Long. Ngột Lương Hợp Thai tức tối cho quân đuổi theo. Đại quân nhà Trần lại rút lui khỏi Thăng Long.
Khác với việc rút lui khỏi Bình Lệ Nguyên, việc rút lui khỏi Thăng Long khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Nơi đây, ngoài lực lượng quân đội, còn có hoàng tộc, thân nhân của quan lại, nhân dân và kho tàng. Quân đội thì đã có triều đình và các vị tướng lĩnh chỉ huy, còn tất cả các việc khác, nhà Trần đều tin cậy mà ủy thác hết cho bà Trần Thị Dung. Và, bà đã xứng đáng với niềm tin cậy lớn lao đó.
Tất cả hoàng tộc và thân nhân của quan lại cùng nhân dân kinh thành đều được tổ chức rút lui một cách trật tự và an toàn. Tất cả kho tàng của triều đình được nhanh chóng vận chuyển ra khỏi kinh thành một cách kịp thời. Tất cả lương thực và thực phẩm của nhân dân Thăng Long cũng được giấu kín, quyết không để lọt vào tay quân xâm lăng. Thứ duy nhất mà bà để lại là những tên sứ giả hống hách, đến nước ta trước đó, bị vua Trần hạ lệnh tống giam trong ngục! Thắng lợi của hoạt động này đã đẩy quân xâm lăng vào tình thế khốn quẫn, đó là buộc phải đóng quân ở nơi không một bóng người, không một chút lương thực và thực phẩm, buộc phải đánh theo cách đánh của ta.
Ngày 24 tháng chạp năm Mậu Ngọ (29-1-1258), cuộc phản công của nhà Trần bắt đầu. Đích thân vua Trần Thái Tông cùng Hoàng Thái Tử Trần Hoảng dẫn quân ngược sông Thiên Mạc, tấn công ồ ạt vào khu vực Đông Bộ Đầu. Các đơn vị chủ lực của nhà Trần cùng hàng loạt đòi dân binh cũng cùng nhất tề đánh mạnh vào những dinh trại của quân xâm lăng. Đang ở trong thế khốn quẩn lại bị đánh quá bất ngờ, Ngột Lương Hợp Thai không sao chống đỡ nổi, đành phải tìm đường chạy trốn. Quân ta nhanh chóng thu phục Thăng Long và nhân đà thắng lợi, truy đuổi ráo riết, khiến cho giặc chỉ biết hốt hoảng chạy tháo thân mà không dám nghĩ đến việc cướp lương ăn. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cố xâm lăng kết thúc toàn thắng. Và, nữ tướng hậu cần xuất sắc của cuộc phản công này chính là bà Trần Thị Dung. Bà đã khẩn trương lo tích trữ và vận chuyển lương thực rất kịp thời cho các đơn vị chiến đấu của nhà Trần.
Bà cũng là người đi thu thập binh khí từ các gia đình đi lánh nạn mau chóng chuyển đến để bổ sung và tăng cường cho quân đội nhà Trần. Hoạt động của bà đã góp phần rất to lớn vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến này. Sử cũ viết về công lao của bà như sau:
“Khi người Nguyên men theo đường tắt để vào cướp nước ta, kinh thành thất thủ, Linh Từ ở Hoàng Giang, lo giữ gìn các Hoàng Tử, Cung Phi và Công Chúa cùng vợ con các tướng soái, không để ai bị lọt vào tay giặc. (Linh Từ) lại còn khám xét thuyền các nhà (đi lánh nạn) có giấu binh khí, thu để đưa dùng vào việc quân. Công của bà giúp nội trị của nhà Trần nhiều hơn là báo đáp cho nhà Lý. Thế mới biết trời sinh ra bà Linh Từ là để mở mang cơ nghiệp cho nhà Trần vậy”. (Theo Toàn Thư)
Để tăng cường và nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, một gameshow mới mang tên “Sức nước ngàn năm” sắp lên sóng VTV.
MC Nguyên Khang quyết định làm mới hình ảnh và lần đầu tiên thử sức mình trong một chương trình về pháp luật phát sóng trên VTV.
Sáng tạo Việt – gameshow công nghệ thú vị trên sóng VTV
Với những đam mê và sáng tạo không ngừng, Smartschool luôn nỗ lực đóng góp hiệu quả cho hành trình vươn tới thành công và sự phát triển chung của toàn xã hội.
Chiều ngày 22/12/2023, Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop xin ý kiến góp ý, đồng thời hướng dẫn thầy cô cách khai thác triệt để hệ thống thư viện học liệu điện tử
Với tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng và mất gần 5 năm chuẩn bị, tháng 2/2019 Điện Kiến Trung được bắt đầu trùng tu cho đến đầu năm 2024 mới hoàn tất và mở cửa.
Một trong những nét đặc trưng nổi bật của lối kiến trúc thời Lý Trần còn được lưu trữ tới ngày nay chính là những dấu vết về những bộ mái ngói mang phong cách riêng biệt với độ hoàn thiện và thẩm mỹ cao.
Sáng ngày 6/4/2018, Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô lần thứ IV đã chính thức khai mạc tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ với chủ đề “Giáo dục thông minh trong thời kì hội nhập quốc tế”.