Vua Lý Thái Tông với loạn tam vương

Vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) – vị vua khai mở triều Lý, lên ngôi năm 1009, ngày 3 tháng 3 năm Mậu Thìn (1028) vua Lý Thái Tổ mất ở điện Long An.

Vua Thái Tổ sinh 5 hoàng tử: Thái Tông Phật Mã, Dực Thánh Vương, Khai Quốc Bồ, Đông Chính vương Lực, Võ Đức vương Hoảng. Phật Mã được phong làm Thái tử. 

Vua Thái Tổ vừa mất chưa làm lễ tế tang, các hoàng tử Võ Đức Vương, Dực Thánh vương và Đông Chính vương đã đem quân đến vây thành để tranh ngôi thái tử. Thái tử Phật Mã biết có biến, liền cho đóng hết các cửa điện, phần là để hội bàn kế cùng triều thần, phần là để 3 vương tự ý rút lui. Mặc dù vậy, tình thế ngày càng trở nên nguy khốn, Thái tử và triều thần buộc phải bàn bạc, tìm cách dẹp loạn tam vương.

 

Theo Toàn Thư: Mùa xuân, tháng 2, vua không khỏe. Tháng 3, ngày mồng 1 Bính Thân, nhật thực. Ngày Mậu Tuất, vua băng ở điện Long An. Bề tôi đều đến cung Long Đức xin thái tử vâng mệnh di chiếu lên ngôi. 

Theo Cương Mục: Khi Lý Thái Tổ mới mất, bầy tôi đều đến cung Long Đức đón Thái tử Phật Mã, vâng lời di chiếu lên ngôi. Hay tin ấy, Đông Chinh vương Lực cùng Dực Thánh vương và Vũ Đức vương đều kéo quân của phủ mình vào Cấm Thành. Đông Chinh vương Lực phục quân ở phía trong Long Thành, Dực Thánh vương và Vũ Đức vương phục quân ở phía trong cửa Quảng Phúc, đợi Thái tử đến thì đổ ra tập kích. Một lát, Thái tử từ cửa Tường Phù vào, đến điện Kiền Nguyên, thấy động, cho đóng các cửa điện lại, sai các vệ sĩ bố trí phòng bị. Thái tử bảo những người ở bên mình rằng: “Ta đây ở với anh em không phụ ai một tí nào, thế mà bây giờ các vương ấy làm sự bất nghĩa để nguy hại đến xã tắc! Vậy ý các khanh nghĩ sao."

Cuộc hội đàm trong Cấm thành bàn kế sách dẹp loạn tam vương giữa thái tử Phật Mã, Nội thị Lý Nhân Nghĩa, Lê Phụng Hiểu…Cuộc bàn luận đã cho thấy thái tử Phật Mã là người nghĩa khí. Ông cảm thấy xấu hổ với thiên hạ vì việc các anh em đánh giết lẫn nhau khi Tiên đế còn chưa kịp táng. Vì nghĩ đến tình huynh đệ, Thái tử đã chần chừ không mở cửa điện giao chiến với 3 vương, vì muốn để 3 vượng tự biết đường rút lui. Đồng thời cũng cho thấy tinh thần yêu nước, nghĩa khí, trung thành của các đại thần với triều đình nhà Lý.

Theo Toàn Thư: Khi ấy phủ binh của ba vương vây bức càng gấp, Thái tử liệu không thể ngăn được, nói: “Thế đã như vậy, ta còn mặt mũi nào trông thấy ba vương nữa. ta chỉ biết làm lễ thành phục đứng hầu Tiên Đế, ngoài ra đều ỷ thác cho các khanh cả?”. Bọn Nhân Nghĩa đều lạy hai lạy nói: “Chết vì vua gặp nạn là chức phận của bọn thần. Nay đã được chỗ đáng chết, còn chối từ gì nữa!". Bèn ra lệnh cho quân vệ sĩ trong cung mở cửa ra đánh, ai cũng vui lòng xông pha, đều là một người địch với trăm người. Quân đánh nhau chưa phân được thua, Phụng Hiểu tức giận rút gươm chạy thẳng đến cửa Quảng Phúc hô to rằng: “Bọn Vũ Đức Vương ngắp nghé ngôi báu, không coi vua nối vào đâu, trên quên ơn Tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vì thế thần là Phụng Hiểu xin đem thanh gươm này để dâng”. Rồi xông thẳng đến chỗ ngựa của Vũ Đức Vương. Vương quay ngựa tránh, ngựa quỵ xuống, bị Phụng Hiểu bắt giết. Phủ binh của ba vương thua chạy. Quan quân đuổi theo chém giết không sót một mống, chỉ có hai vương Đông Chinh và Dực Thánh chạy thoát được.  

Bọn Phụng Hiểu trở về, mặc áo trận đi vào báo tin thắng trận ở trước linh cữu Thái Tổ, rồi đến điện Càn Nguyên báo cho thái tử biết. Thái Tử úy lạo rằng: “Ta sở dĩ được gánh vác cơ nghiệp to lớn của tiên đế, toàn vẹn được thân thể của cha mẹ để lại đều là nhờ công sức của các khanh cả. Ta thường xem sử nhà Đường thấy Uất Trì Kính Đức giúp nạn vua, tự nghĩ là bề tôi đời sau không ai sánh được. Ngày nay gặp biến, mới biết Phụng Hiểu còn trung dũng hơn Kính Đức nhiều”. Phụng Hiểu lạy hai tay lại nói: “Đức của điện hạ cảm động cả trời đất, kẻ nào manh tâm mưu đồ gì khác thì trời đất thần linh đều làm hết chức phận mà giết đi, bọn thần có công sức gì”!

 

 

Sử cũ chép: Ngày mồng bốn tháng ba năm Mậu Thìn (1028) - một ngày sau khi dẹp xong “Loạn Tam Vương” - hoàng thái tử Lý Phật Mã làm lễ lên ngôi trước linh cữu vua cha Thái Tổ, trở thành “Lý gia đệ nhị đế, Thái Tông”, thì đến ngày 25 tháng ấy, “xuống chiếu giao cho Hữu ty dựng miếu ở bên hữu thành Đại La, sau chùa Thánh Thọ, đắp đàn ở trong miếu, cắm cờ xí, chỉnh đốn đội ngũ, treo gươm giáo trước thần vị, đọc lời thề rằng: “Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thần minh chu diệt!”. Các quan từ cửa Đông đi vào, đến trước thần vị, cùng uống máu ăn thề, hằng năm lấy làm lệ thường. Sau, vì tháng ba có ngày quốc kỵ, chuyển sang mồng bốn tháng tư”.

 

Đấy là phong tục “Hội thề đền Đồng Cổ” - đến nay vẫn duy trì đều đặn, thiêng liêng, ở phường Bưởi, Hà Nội - với lời thề độc mà mọi người đều kính cẩn sùng mộ, nhưng ít người nhớ rằng: đấy, nguồn cội, chính là lời “lập ngôn” của Lê Phụng Hiểu, trong cuộc dẹp “Loạn Tam Vương”!

 

Lê Phụng Hiểu, theo sử cũ, người gốc “hương Băng Sơn, Ái châu” (Thanh Hóa), sinh và mất năm nào, chưa rõ. Cả sử sách lẫn huyền thoại đều nói ông là người có sức khỏe tuyệt vời, được Lý Thái Tổ phong là Vũ vệ tướng quân. Trong đời Lý Thái Tông, Phụng Hiểu được vinh thăng tới chức Đô thống thượng tướng quân, tước hầu, và còn lập tiếp chiến công nữa, trong vai trò tiên phong tướng quân, theo Lý Thái Tông đi đánh Chiêm Thành, năm 1044.Dẹp loạn và lập ngôn, chỉ một lần xuất hiện ở Thăng Long, nhưng dấu ấn đóng vào trong và để lại cho lịch sử kinh kỳ của Lê Phụng Hiểu, vậy là cũng đã đủ để tên tuổi ông sống và sáng mãi, ở miền “địa linh nhân kiệt” này.

Nguồn: Tổng hợp/ Ảnh: Hoạt hình Khát vọng non sông

Bài viết liên quan
Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Để tăng cường và nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, một gameshow mới mang tên “Sức nước ngàn năm” sắp lên sóng VTV.

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

MC Nguyên Khang quyết định làm mới hình ảnh và lần đầu tiên thử sức mình trong một chương trình về pháp luật phát sóng trên VTV.

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

Sáng tạo Việt – gameshow công nghệ thú vị trên sóng VTV

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Với những đam mê và sáng tạo không ngừng, Smartschool luôn nỗ lực đóng góp hiệu quả cho hành trình vươn tới thành công và sự phát triển chung của toàn xã hội.

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Chiều ngày 22/12/2023, Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop xin ý kiến góp ý, đồng thời hướng dẫn thầy cô cách khai thác triệt để hệ thống thư viện học liệu điện tử

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Với tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng và mất gần 5 năm chuẩn bị, tháng 2/2019 Điện Kiến Trung được bắt đầu trùng tu cho đến đầu năm 2024 mới hoàn tất và mở cửa.

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Một trong những nét đặc trưng nổi bật của lối kiến trúc thời Lý Trần còn được lưu trữ tới ngày nay chính là những dấu vết về những bộ mái ngói mang phong cách riêng biệt với độ hoàn thiện và thẩm mỹ cao.

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Sáng ngày 6/4/2018, Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô lần thứ IV đã chính thức khai mạc tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ với chủ đề “Giáo dục thông minh trong thời kì hội nhập quốc tế”.